1. Thai Nhi 32 tuần nặng bao nhiêu mới đạt chuẩn?
Thai nhi bước vào tuần 32 có cân nặng trong khoảng 1600 đến 1800 gram. Chiều dài của thai Nhi lúc này đạt khoảng từ 41 đến 43 cm. Kích thước này của em bé tương đương với một trái bí ngô.
Chỉ số chiều dài, cân nặng này cũng có thể dao động cao hoặc thấp hơn một chút. Chính vì vậy, bạn Thu Huyền đi siêu âm và bé nặng 1,6kg thì em bé được xem là phát triển bình thường. Bạn không cần phải lo lắng con của mình bị thiếu cân nữa nhé.
Ngoài ra, ở thời điểm 32 tuần trở đi, em bé sẽ tăng thêm khoảng 230 đến 250 gram mỗi tuần. Đồng thời, mẹ bầu cũng tăng cân khá nhanh chóng. Vì vậy bạn Thu Huyền và các mẹ bầu cũng nên thận trọng, có chế độ Dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để mẹ và bé cùng khỏe mạnh.
2. Sự phát triển của thai nhi 32 tuần mẹ bầu nên lưu ý
Ngoài việc thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu là hợp lý, bác sĩ cũng chỉ ra những đặc điểm của thai nhi 32 tuần mà mẹ bầu nên lưu ý như sau:
- Từ tuần 32, lượng nước ối trong tử cung của mẹ có xu hướng giảm dần, vì vậy thai nhi sẽ không bị trôi tự do trong tử cung như trước nữa mà nằm gọn gàng, cố định hơn.
- Lớp mỡ dưới da bé phát triển nhiều hơn giúp da bé bớt nhăn nheo. Những lông tơ trên cơ thể bé cũng bắt đầu rụng dần còn lông mày, lông mi, tóc của bé sẽ mọc nhiều hơn. Lúc này, nếu siêu âm 4D thì bố mẹ có thể nhìn thấy hình ảnh con tương đối sắc nét, rõ ràng.
- Thai 32 tuần đã biết cách điều tiết đồng tử mắt, nhắm mở mắt.
- Hệ thần kinh, bài tiết, tiêu hóa của bé tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Ngoại trừ hộp sọ, hệ thống xương của thai nhi cũng tương đối cứng cáp hơn.
- Móng tay, móng chân của em bé phát triển nhanh và cứng cáp hơn.
3. Mẹ bầu cần làm gì để thai nhi 32 tuần phát triển tốt?
Để thai nhi tuần thứ 32 phát triển tốt và đạt chuẩn chiều cao, cân nặng nên lưu ý một số điều sau:
- Duy trì chế độ Dinh dưỡng hợp lý, cân bằng: Mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm chất đạm, protein, tinh bột, chất xơ. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ ăn cay nóng, đồ uống có chất kích thích như rượu, cà phê,...
- Bổ sung các loại vitamin, canxi, sắt, axit folic... theo tư vấn của bác sĩ. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên mẹ bầu không nên tự ý sử dụng mà cần hỏi tư vấn chuyên gia để dùng với liều lượng hợp lý nhất.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để các hoạt động trao đổi chất diễn ra thuận lợi.
- Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng theo lời khuyên của bác sĩ để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và sự phát triển của bé.
Ngoài ra, 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:
- Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
- Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.
- Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện Chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
- Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
- Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
- Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.
- Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.