Mục lục:

Thế nào là mỡ máu có lợi - mỡ máu có hại và cách khắc phục

Rất nhiều người hiện nay vẫn không biết cholesterol là gì hay cholesterol trong máu là gì, điều này khiến cho việc quan tâm chăm sóc sức khỏe gặp nhiều trở ngại hơn. Cholesterol được hình thành từ 2 nguồn là từ trong cơ thể tổng hợp hoặc từ thức ăn, là một thành phần của lipid máu, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Cholesterol là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh.

Cholesterol đóng vai trò rất quan trọng và có mặt tại hầu hết các bộ phận của cơ thể con người, giúp cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Có thể mọi người đã nghe đến các khái niệm như cholesterol thấp, cholesterol cao hay cholesterol toàn phần chứ ít khi nghe đến cholesterol HDL, cholesterol LDL. Thực tế, cholesterol có 2 loại chính: LDL - Cholesterol “xấu” và HDL - Cholesterol “tốt’.

Cholesterol LDL “xấu” khi cơ thể có quá nhiều LDL trong máu. Phần LDL dư thừa này, cùng với một số chất khác, tạo thành mảng bám. Những mảng bám này tụ trên thành động mạch, đây chính là tình trạng mà chúng ta gọi là xơ vữa động mạch.

Bệnh Mạch vành xảy ra khi mảng bám tích tụ trong thành các động mạch của tim, khiến các động mạch càng lúc càng xơ chai và hẹp lại. Lúc này, máu lưu thông sẽ bị hạn chế hoặc bị nghẽn. Bởi tim nhận oxy từ máu, tình trạng này làm tim không nhận đủ lượng oxy. Vấn đề này có thể gây ra chứng đau thắt ngực, hoặc khi dòng máu bị tắc hoàn toàn sẽ gây nhồi máu cơ tim.

Cholesterol HDL chiếm khoảng 25 – 30% hàm lượng cholesterol có trong máu. Cholesterol HDL đóng vai trò vận chuyển cholesterol từ máu đi về gan, đồng thời cũng đưa cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch, hạn chế gây ra các biến chứng Tim mạch nguy hiểm, vì vậy được gọi là cholesterol “tốt”. Hàm lượng Cholesterol HDL giảm có thể liên quan đến thói quen hút thuốc lá, không tập thể dục thường xuyên, thừa cân, béo phì...

Cholesterol rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, tuy nhiên nếu cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Để có thể kiểm soát cholesterol ở mức lý tưởng, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây.

  • Sử dụng thực phẩm tốt cho tim: Giảm chất béo bão hòa, ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3, tăng chất xơ hòa tan, bổ sung “whey protein”
  • Tập thể dục hàng ngày và tăng cường các hoạt động thể chất: Tập thể dục đều đặn có thể cải thiện cholesterol thấp và cholesterol cao. Ngoài ra, hoạt động thể chất vừa phải cũng giúp tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (cholesterol HDL).
  • Bỏ thuốc lá: Bỏ hút thuốc giúp cải thiện mức Cholesterol HDL của bạn.
  • Giảm cân: Chỉ cần dư vài cân cũng có thể làm cholesterol cao. Bạn nên xem xét và bắt đầu thay đổi cách ăn uống để cải thiện lượng cholesterol LDL trong máu.
  • Uống rượu điều độ: Uống đồ uống có cồn sẽ làm cho cholesterol HDL tăng lên, tuy nhiên ảnh hưởng của nó không đủ mạnh để bác sĩ khuyến cáo người dùng sử dụng chúng. Chính vì vậy, nếu uống, hãy uống lượng vừa phải.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung