Thuốc Domitazol trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Domitazol được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn nếu bạn thiếu thận trọng khi sử dụng.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary tract Infection - UTI) là nhiễm trùng của bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, bao gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng liên quan đến phần dưới hệ tiết niệu – bàng quang và niệu đạo.

Nhìn chung, 40% phụ nữ có khả năng bị mắc nhiễm trùng đường tiết niệu tại một số thời điểm trong đời. Ở Singapore, thống kê cho thấy 4% phụ nữ trưởng thành bị mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, và tỉ lệ này tăng lên 7% ở độ tuổi 50. Phụ nữ trưởng thành có nguy cơ mắc phải nhiễm trùng đường tiết niệu cao gấp 30 lần nam giới, với gần một nửa trong số họ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu một lần trong đời. Thống kê cho thấy cứ ba phụ nữ thì có một người mắc một đợt nhiễm trùng đường tiết niệu năm 24 tuổi. Các bạn nữ đã quan hệ Tình dục thường dễ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu nhất. Các trường hợp người trưởng thành mắc bệnh này gặp ở người già và bệnh nhân phải đặt ống thông tiểu.
Thuốc Domitazol trị nhiễm trùng đường tiết niệu - ảnh 1

2. Nguyên nhân của nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu chính là nguyên nhân tại sao các bé gái thường được dặn dò phải chùi từ phía trước ra sau sau khi đi vệ sinh. Đó là bởi niệu đạo - ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài - nằm gần hậu môn. Vi khuẩn từ ruột già như E.coli có địa thế tuyệt hảo để tấn công niệu đạo từ hậu môn. Từ đó, chúng có thể đi du lịch ngược dòng lên bàng quang, và nếu sự nhiễm trùng không được điều trị, vi khuẩn sẽ tấn công hai quả thận. Phụ nữ dễ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu hơn bởi họ có niệu đạo ngắn hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn đi lên bàng quang nhanh hơn. Quan hệ tình dục cũng giúp đưa vi khuẩn vào đường tiết niệu.

3. Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu

Để nhận diện nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy để ý đến các triệu chứng sau:

  • Cảm giác rát buốt khi bạn đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên, thậm chí khi bạn chỉ rặn ra được một ít nước tiểu
  • Đau tức lưng hoặc bụng dưới
  • Cảm giác mệt mỏi hoặc run rẩy
  • Sốt hoặc rét run (Dấu hiệu có thể nhiễm trùng đã lan lên thận)
Nếu bạn nghi ngờ bản thân đã mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy khám bác sĩ ngay. Nhân viên y tế sẽ yêu cầu lấy mẫu nước tiểu của bạn để xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ kê kháng sinh để diệt kẻ xâm nhập. Người bệnh nên uống thuốc đúng theo liệu trình và uống thật nhiều nước để giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ thể.

4. Thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Thuốc Domitazol Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu dưới không có biến chứng.
 
Thành phần
 
Mỗi viên nén bao đường chứa:

  • Hoạt chất: Bột hạt Malva (Malva purpurea) 250mg, Xanh methylene 25mg, Camphor monobromid 20mg.
  • Tá dược: tinh bột khoai tây, povidon K30, kaolin, povidon K90, polyethylen glycol 6000, avicel Ph102, colloidal silicon dioxid A200, magnesi stearat, eudragit E100, talc, đường trắng, titan dioxid, calci carbonat, glycerin, màu patent blue, sáp ong trắng, parafin, chloroform.

Liều dùng

Dùng uống.

  • Dùng cho người lớn 6 - 9 viên, chia làm 3 lần/ngày. Uống thuốc với một ít nước trong các bữa ăn.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

  • Người bệnh thiếu hụt glucose-6 phosphat dehydrogenase vì xanh methylen có thể gây tan máu cấp ở những người bệnh này.
  • Người bị suy thận.
  • Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ có tiền sử động kinh hoặc co giật do Sốt cao.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Không điều trị methemoglobin huyết do Ngộ độc clorat vì có thể biến đổi clorat thành hypoclorit có độc tính cao hơn.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

  • Giảm liều cho người bệnh có chức năng thận yếu.
  • Dùng xanh methylen kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu do tăng phá hủy hồng cầu.
  • Xanh methylen gây tan máu đặc biệt ở trẻ nhỏ và người bệnh thiếu men glucose-6 phosphat dehydrogenase.

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

  • Thiếu máu, tan máu, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, sốt, tăng huyết áp, đau vùng trước tim, nóng rát hầu họng, mê sảng, co giật cơ, co giật kiểu động kinh, trầm cảm của hệ thần kinh trung ương. Kích ứng bàng quang, tiểu khó, nước tiểu nhuộm màu xanh do xanh methylen. Da có màu xanh.

Tương tác với các thuốc khác

  • Chưa có tài liệu tương tác thuốc.

Bảo quản

  • Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng trực tiếp.

Lái xe

  • Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.

Thai kỳ

Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú hoặc chỉ dùng sau khi cân nhắc giữa lợi và hại do thuốc.

Đóng gói

  • Hộp 5 vỉ x 10 viên.
  • Chai 1000 viên.

Hạn dùng

  • 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Quá liều

  • Uống thuốc quá liều có thể gây ngộ độc long Não với các triệu chứng nôn, ói, co giật. Chưa có trường hợp ngộ độc nào được ghi nhận ở người lớn, nếu bị ngộ độc do dùng liều quá cao, tiến hành rửa ruột và điều trị triệu chứng.
  • Xanh methylen liều cao có thể oxy hóa hemoglobin thành methemoglobin huyết, do vậy càng làm tăng methemoglobin huyết. Một số tác dụng phụ không đặc hiệu khi dùng liều cao như: đau vùng trước tim, khó thở, bồn chồn, lo lắng, run và kích ứng đường tiết niệu. Có thể có tan máu nhẹ kèm tăng bilirubin huyết và thiếu máu nhẹ. Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Điều trị hỗ trợ và loại bỏ chất độc là chính. Gây nôn hoặc rửa dạ dày, dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy và thẩm tách máu nếu cần. Truyền máu và thậm chí (nếu có thể) cho truyền thay máu và thở oxygen.

Dược lực học

  • Xanh methylen có tác dụng sát khuẩn nhẹ và được sử dụng bằng đường uống với liều 65 - 130mg, 3 lần/ngày để điều trị nhiễm trùng đường tiểu không có biến chứng và phòng ngừa sự hình thành sỏi oxalat đường tiểu.
  • Camphor monobromid có tác dụng làm giảm sung huyết vùng khung chậu.
  • Bột hạt Malva (Malva purpurea) được bào chế từ cao chiết hạt cây Malva có tác dụng lợi tiểu.

Dược động học

  • Xanh methylen được hấp thu tốt từ đường tiêu hóa. Tại các mô, xanh methylen nhanh chóng bị khử thành xanh leukomethylen, bền vững dưới dạng muối, dạng phức hoặc dưới dạng kết hợp trong nước tiểu, nhưng không bị khử trong máu. Xanh methylen được thải trừ qua nước tiểu và mật. Khoảng 75% liều uống được thải trừ qua nước tiểu, hầu hết dưới dạng leukomethylen không màu ổn định. Khi tiếp xúc với không khí, nước tiểu chuyển sang màu methylen sulfon. Một phần thuốc không biến đổi cũng được thải trừ qua nước tiều.
  • Camphor sau khi được glucuronic liên hợp ở gan, cũng được bài tiết qua nước tiểu, dưới dạng dẫn xuất hydroxyl hóa không có hoạt tính.

Đặc điểm

  • Viên nén bao đường.
Domitazol được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn nếu bạn thiếu thận trọng khi sử dụng.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung