Xanh Methylen

Tên hoạt chất: Xanh Methylen

Thương hiệu: xanh-methylen.

Tác giả: Thương Trần

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Liều dùng

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng Xanh Methylen cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn bị tăng methemoglobin huyết:

Tăng methemoglobin huyết do thuốc: tiêm truyền tĩnh mạch từ 1 đến 2 mg/ kg. Có thể lặp lại liều lượng này trong vòng 1 giờ nếu cần thiết.

Tiêm tĩnh mạch rất chậm trong 7 phút để ngăn ngừa tích tụ hoạt chất tại một vị trí sản sinh thêm methemoglobin.

Liều thông thường dành người lớn bị bệnh bệnh não:

Bệnh não do ifosfamide (sử dụng thuốc không theo chỉ định ghi trên nhãn): (Có thể không cần điều trị; bệnh não có thể tự cải thiện)

Liều ngăn ngừa: dùng 50 mg sau mỗi 6 đến 8 giờ

Liều điều trị: dùng 50 mg, một liều đơn hoặc sau mỗi 4 đến 8 giờ cho đến khi các triệu chứng bệnh được cải thiện.

Liều dùng Xanh Methylen cho trẻ em là gì?

Liều dùng dành cho trẻ em hiện vẫn chưa được xác định. Tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ để biết thêm thông tin.

Xanh Methylen có những dạng và hàm lượng nào?

Xanh Methylen có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dung dịch, tiêm truyền: 10 mg/mL.

  • Thuốc viên nén, đường uống: 200 mg.

Tương tác

Tương tác thuốc

Xanh Methylen có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

  • Meperidine (Demerol);

  • Thuốc ăn kiêng, thuốc kích thích, thuốc trị cảm lạnh hoặc dị ứng, thuốc trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD);

  • Thuốc trị đau nửa đầu hoặc đau đầu từng đợt như almotriptan (Axert), frovatriptan (Frova), naratriptan (Amerge), rizatriptan (Maxalt), sumatriptan (Imitrex, Treximet), hoặc zolmitriptan (Zomig);

  • Thuốc trị bệnh Parkinson hoặc hội chứng chân không yên, như carbidopa hoặc levodopa (Lodosyn, Parcopa, Sinemet), pramipexole (Mirapex), hoặc ropinirole (Requip);

  • Thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin như citalopram (Celexa), escitalopram (Lexapro), fluoxetine (Prozac, Sarafem, Symbyax), fluvoxamine (Luvox), paroxetine (Paxil), hoặc sertraline (Zoloft);

  • Thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin norepinephrine như venlafaxine (Effexor), desvenlafaxine (Pristiq), hoặc duloxetine (Cymbalta);

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng”như amitriptyline (Elavil, Vanatrip, Limbitrol), clomipramine (Anafranil), desipramine (Norpramin), doxepin (Sinequan), imipramine (Janimine, Tofranil), nortriptyline (Pamelor), protriptyline (Vivactil), hoặc trimipramine (Surmontil);

  • Các loại thuốc khác được dùng để điều trị trầm cảm, lo âu, và các bệnh tâm thần khác, như bupropion (Wellbutrin, Zyban, Aplenzin), buspirone (BuSpar), maprotiline (Ludiomil), mirtazapine (Remeron), nefazodone, trazodone (Desyrel, Oleptro), hoặc vilazodone (Viibryd);

  • Acetazolamide (Diamox);

  • Thuốc kháng axit;

  • Natri bicarbonat;

  • Thuốc lợi tiểu (diamohydrochlorothiazide, HCTZ, Accuretic, Aldactazide, Aldoril, Atacand HCT, Avalide, Capozide, Diovan HCT, Dyazide, HydroDiuril, Hyzaar, Inderide, Lopressor HCT, Lotensin HCT, Maxzide, Moduretic, Vaseretic, Zestoretic, Ziac, và các thuốc khác.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới Xanh Methylen không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Xanh Methylen?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Tình trạng thiếu hụt men glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) (rối loạn chuyển hóa di truyền ảnh hưởng đến hồng cầu) – Có thể gây thiếu máu tan huyết hoặc làm tình trạng tăng methemoglobin huyết trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Bệnh thận nặng – Dùng thuốc thận trọng. Các tác dụng của thuốc có thể tăng bởi vì quá trình đào thải thuốc ra khỏi cơ thể diễn ra chậm hơn

Quá liều

Khẩn cấp/ Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.