Mục lục:

U nang buồng trứng xoắn là bệnh gì, có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng xoắn là biến chứng của bệnh u nang buồng trứng. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện. Những biến chứng của u nang buồng trứng xoắn vô cùng nguy hiểm ,thậm chí ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ và nguy hại tính mạng người phụ nữ.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

U buồng trứng là một loại bệnh Phụ khoa có gặp ở mọi lứa tuổi và mọi đối tượng. Từ bé gái trước dậy thì đến bà cụ già đã mãn kinh từ rất lâu, từ người bình thường đến phụ nữ Mang thai đều có thể bị u nang buồng trứng với các mức độ và tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào từng loại khối u. Tỷ lệ U nang buồng trứng chiếm khoảng 5 - 10% trong cộng đồng dân số nữ.

U nang buồng trứng xoắn là biến chứng của bệnh u nang buồng trứng.

Các khối u nang buồng trứng có hai dạng: Có cuống và không có cuống. Tình trạng U nang buồng trứng xoắn thường xảy ra với trường hợp các khối u có cuống dài, trọng lượng vừa phải, đường kính từ 8 - 10cm. Các u này dễ bị xoắn do nặng hơn, tuy nhiên các u nang và nang hoàng tuyến sau nạo thai trứng cũng có thể bị xoắn.

2. U nang buồng trứng xoắn nguy hiểm như thế nào?

Nếu u nang buồng trứng có cuống chỉ bị bị xoắn nhẹ thì sau đó sẽ trở về vị trí cũ. Nếu xoắn mạnh hơn, u nang sẽ không thể trở về vị trí ban đầu. Nếu không được phẫu thuật kịp thời, u nang có thể bị Hoại tử và vỡ do không được máu tới nuôi dưỡng. Điều này dẫn đến Tình trạng viêm màng bụng (viêm phúc mạc), có thể dẫn tới tử vong.

3. Dấu hiệu u nang buồng trứng xoắn

  • Đau bụng đột ngột, đau dữ dội, đau khắp bụng. Nếu xoắn chậm và không nghiêm trọng, sau đó cơn đau sẽ nhẹ hơn. Có trường hợp cơn đau dịu đi nhưng âm ỉ.
U nang buồng trứng xoắn là bệnh gì, có nguy hiểm không? - ảnh 1
Đau bụng đột ngột, đau dữ dội là dấu hiệu bệnh u nang buồng trứng
  • Có thể xuất hiện tình trạng trung tiện, đại tiện khó.
  • Thường có điểm đau khu trú một bên hốc chậu phía có u buồng trứng xoắn.
  • Buồn nôn, có thể bị nôn mửa.
  • Trường hợp u nang quá to gây chèn ép các cơ quan xung quanh ổ bụng, có thể xuất hiện một số triệu chứng khác. Đó là tiểu rắt, tiểu khó (nếu chèn ép bọng đái), Táo bón (chèn ép trực tràng), phù 2 chi dưới (chèn ép hệ tĩnh mạch).

4. Làm gì để khắc phục tình trạng u nang buồng trứng xoắn?

Chị em trong độ tuổi sinh sản và cả các bé gái tuổi dậy đều có thể gặp tình trạng u nang buồng trứng xoắn do có sự thay đổi về hormon sinh dục. Vì vậy, chị em cần chú ý thực hiện chế độ thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên (6 tháng/lần) nhằm phát hiện sớm tình trạng bệnh. Nếu u nang buồng trứng xoắn được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ khá đơn giản. Nhưng nếu phát hiện muộn, u nang sẽ bị hoại tử, có thể dẫn đến tử vong.

Biện pháp điều trị hiệu quả, phù hợp thường được áp dụng chính là phẫu thuật. Biện pháp này bao gồm mổ mở và phẫu thuật nội soi với các mức độ phẫu thuật sau:

  • Phẫu thuật cắt u nang buồng trứng có cuống. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
  • Trong trường hợp phải cắt đi một phần buồng trứng, phần còn lại vẫn tiếp tục hoạt động bình thường và đảm bảo chức năng sinh sản.
  • Mổ cấp cứu khi đã có biến chứng Hoại tử hay viêm phúc mạc. Phẫu thuật loại này rất phức tạp, thậm chí nguy hiểm. Các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm khuẩn và dính ruột gây tắc ruột về sau.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung