Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Ứng dụng lâm sàng của Tế bào gốc trung mô dây rốn trong điều trị loạn sản phế quản ph

02/06/2021
Ứng dụng lâm sàng của Tế bào gốc trung mô dây rốn trong điều trị loạn sản phế quản ph

Loạn sản phế quản phổi (LSPQP) được định nghĩa là bệnh phổi mạn tính xảy ra khi trẻ cần hỗ trợ oxy ít nhất đến 28 ngày sau sinh, mức độ nặng phụ thuộc mức độ phụ thuộc oxy, hỗ trợ thở máy, nhằm duy trì SpO2 trên 89%.

Đối với trường hợp trẻ từ 32 tuần, thời gian để xác định phổi mạn từ 28 đến 56 ngày sau sinh. Đối với trẻ trước 32 tuần, thời gian để xác định Xơ phổi là 36 tuần thai hiệu chỉnh.

1. Phân loại loạn sản phế quản phổi ở trẻ sơ sinh Ứng dụng lâm sàng của Tế bào gốc trung mô dây rốn trong điều trị loạn sản phế quản ph - ảnh 1

Phân loại loạn sản phế quản phối

Trên thế giới, ước tính cứ 10 trẻ sinh ra thì có hơn 1 trẻ sinh non, mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, trong số đó có hơn 1 triệu trẻ tử vong. Loạn sản phế quản phổi là biến chứng hay gặp nhất ở trẻ Sinh non chiếm tỷ lệ 5–68%. Loạn sản phế quản phổi tiến triển là hậu quả của tiền Sản giật ở mẹ, viêm màng phổi, thở máy sau sinh, oxy nồng độ cao, và nhiều yếu tố nguy cơ khác.

Loạn sản phế quản phổi được xác định khi trẻ phụ thuộc oxy đến 36 tuần tuổi thai hiệu chỉnh. Bệnh xảy ra do hậu quả của nồng độ oxy cao, chấn thương do áp lực máy thở gây Chấn thương lên tế bào phổi non đang phát triển làm ức chế, giảm sự phát triển các phế nang và các mạch máu. Chấn thương trực tiếp các tế bào xảy ra do phản ứng viêm giữa yếu tố oxy hóa và chống oxy hóa. Bệnh sinh của loạn sản phổi do kết hợp nhiều yếu tố, trong đó phản ứng viêm là yếu tố chính và được chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1(acute): + trong vòng 4 ngày: Phù nề các tổ chức kẽ, hàng rào nội mô bị phá vỡ, Hoại tử biểu mô phế quản, duy trì tuần hoàn bào thai.
Ứng dụng lâm sàng của Tế bào gốc trung mô dây rốn trong điều trị loạn sản phế quản ph - ảnh 2
Giai đoạn 1 của LSPQP
  • Giai đoạn 2: Xơ hóa tổ chức kẽ, giãn, xẹp các phế quản, bắt đầu dầy hóa lớp biểu mô phế quản do các phế bào II, Hoại tử các phế quản, lớp cơ trơn phát triển quá phát, duy trì tuần hoàn bào thai, giảm các mao mạch cấp máu
Ứng dụng lâm sàng của Tế bào gốc trung mô dây rốn trong điều trị loạn sản phế quản ph - ảnh 3
Giai đoạn 2 của LSPQP
  • Giai đoạn 3: Xơ hóa các tổ chức kẽ nhiều lên, ứ khí, xẹp phế nang, xẹp phế quản, tồn tại tuần hoàn bào thai.
Ứng dụng lâm sàng của Tế bào gốc trung mô dây rốn trong điều trị loạn sản phế quản ph - ảnh 4
Giai đoạn 3 của LSPQP

Các yếu tố nguy cơ trong bệnh sinh ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển của phổi được biểu diễn trong sơ đồ trên.

Ứng dụng lâm sàng của Tế bào gốc trung mô dây rốn trong điều trị loạn sản phế quản ph - ảnh 5
các giai đoạn phát triển của phổi

Phổi chưa trưởng thành/đẻ non: Dễ bị tổn thương do Oxy, chấn thương khí, thiếu surfactant, khả năng chống các chất oxy hoá kém; Ngộ độc oxy (qua các gốc oxy tự do); Chấn thương khí, áp lực (thở máy); Phù phổi (do truyền dịch nhiều, còn ống động mạch); Viêm nhiễm Hô hấp (vi khuẩn bệnh viện); Suy giảm khả năng tự tổng hợp surfactant (muộn); Thiếu hụt đồng (Cu), kẽm (Zn), mangan (Mn) làm tăng nguy cơ chấn thương phổi; Không được dự phòng Vitamin A, E (bảo toàn tế bào, chống giáng hóa lipid); Yếu tố di truyền (Gen); Do mẹ bị viêm màng ối, không được dùng steroid trước sinh, bong nhau non, Indomethacin trước sinh.

2. Ứng dụng Tế bào gốc trung mô trong điều trị loạn sản phế quản phổi

Năm 2013, Ahn và các đồng nghiệp đã tiến hành ghép tế bào gốc trung mô từ máu cuống rốn trên mô hình chuột bị tổn thương phổi do tăng oxy. Kết quả cho thấy rằng ghép tế bào gốc giúp tăng số lượng phế nang, giảm đáp ứng viêm, giảm tổn thương mạch máu phổi, giảm xơ và giảm tình trạng tăng áp lực động mạch phổi. Một nghiên cứu phân tích tổng hợp các nghiên cứu tiền lâm sàng trên mô hình động vật cho bệnh loạn sản phế quản phổi của Sajit được tiến hành năm 2017 (25/990 nghiên cứu đáp ứng tiêu chí). Kết quả cho thấy tế bào gốc trung mô là an toàn và giảm tình trạng tăng áp động mạch phổi, viêm phổi, giảm xơ, tăng số lượng và cải thiện cấu trúc mạch máu.

Ứng dụng lâm sàng của Tế bào gốc trung mô dây rốn trong điều trị loạn sản phế quản ph - ảnh 6
Kết quả cho thấy tế bào gốc trung mô là an toàn và giảm tình trạng tăng áp động mạch phổi, viêm phổi

Năm 2013, Yun Sil Chang và cộng sự đã tiến hành ghép tế bào gốc máu cuống rốn trên 9 trẻ sơ sinh đẻ non có nguy cơ mắc loạn sản phế quản phổi với tuổi thai 25.3±0,9 tuần, cân nặng 793±127-gram vào ngày 10.4± 2.6 sau sinh. 9 trẻ được chia làm hai nhóm: liều thấp (3 bệnh nhân với 1x107 tế bào/kg) và liều cao 2x107 tế bào/ kg. Kết quả nghiên cứu cho thấy thủ thuật an toàn, không có các tai biến. Tỷ lệ trẻ bị xơ hóa phổi nặng giảm đáng kể ở nhóm được bơm MSC và không có sự khác biệt rõ ràng giữa 2 nhóm. Powell năm 2019 cũng đã công bố kết quả ghép TBGTM từ máu cuống rốn (dị ghép) qua đường nội khí quản điều trị loạn sản phế quản phổi. Kết quả cũng cho thấy an toàn (không ghi nhận bất cứ SAE nào) và khả thi của liệu pháp. Theo báo cáo trên trang web clinicaltrials.gov, 3 nghiên cứu cũng đang trong giai đoạn tuyển chọn bệnh nhân. Cụ thể:

  • Won-Soon Park đang tiến hành 1 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, pha II trên 70 bệnh nhân ghép TBG máu cuống rốn qua đường nội khí quản (2014-2020). Nghiên cứu hiện đang trong giai đoạn tuyển chọn BN.
  • Maria-Tây ban nha (2/2019) cũng đang tuyển chọn bệnh nhân LSPQP để tiến hành ghép TBG TM nhưng chưa rõ nguồn gốc.
  • Bai-Horng Su-Đài Loan (2010) tiến hành thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, nhóm chứng pha I trên 10 bệnh nhân LSPQP. Ghép TBGTMDR qua đường nội khí quản được thực hiện nhưng chưa biết được kết quả.