Ung thư cổ tử cung đang đứng thứ 3 trong nhóm bệnh ung thư gây tử vong cao nhất ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư buồng trứng.
1. Những dấu hiệu của Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Ung thư cổ tử cung có 4 giai đoạn chính và giai đoạn đầu được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư chỉ mới hình thành ở lớp bề mặt, chưa phát triển vào sâu trong các mô, hầu như không có dấu hiệu Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, do đó chị em không thể nhận biết mình mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa. Khi đã ở những giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể có những biểu hiện như:
- Xuất huyết âm đạo bất thường: Phụ nữ mãn kinh nhiều năm, bỗng nhiên xuất huyết âm đạo không lý do, lượng máu ít và không kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau lưng
- Tiết dịch âm đạo nhiều : Lượng huyết trắng nhiều, thay đổi cả về tính chất, có mùi và kèm theo sự thay đổi trong màu sắc
- Đau vùng chậu và lưng: Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, cơn đau sẽ tiếp tục lan xuống chân và gây ra hiện tượng sưng phù ở hai chân
- Chuột rút : bỗng nhiên cảm thấy đau ở quanh vùng chậu hoặc bị chuột rút ngay cả trong những ngày không có kinh nguyệt
- Bất thường trong tiểu tiện : cơ thể rò rỉ nước tiểu ngay cả khi hắt hơi, vận động mạnh, lẫn máu trong nước tiểu, đau buốt khi tiểu tiện...
- Chu kì kinh nguyệt bất thường: Trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài, máu Hành kinh có màu đen sẫm...
Xuất huyết âm đạo nhiều, bất thường, có mùi, màu sắc thay đổi là một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở những giai đoạn muộn
2. Tại sao Xét nghiệm sàng lọc sớm có thể chữa ung thư cổ tử cung kịp thời?
Virus HPV là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến ung thư cổ tử cung. 90-95% người nhiễm virus HPV có khả năng tự đào thải hoặc tiêu diệt hoàn toàn virus này nhờ hệ thống miễn dịch và sự thay đổi pH âm đạo. Tuy nhiên, hầu hết mọi phụ nữ đều bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời, và không gì đảm bảo virus HPV trong người có tự đào thải được hay không. Ngoài ra còn có 1 số loại vi khuẩn khác có thể gây ung thư cổ tử cung nhưng ít gặp hơn: Nhiễm khuẩn Chlamydia, Nấm Trichomonas...Vì vậy, cần Tầm soát Sàng lọc ung thư định kỳ hàng năm để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường trong tế bào cổ tử cung và chữa ung thu cổ tử cung ngay giai đoạn đầu. Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo, cho dù bạn đã tiêm vaccine HPV thì vẫn cần sàng lọc phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm, nếu không may bị bệnh.
Nhiều phụ nữ cảm thấy lo lắng khi làm xét nghiệm này. Tuy nhiên, Xét nghiệm định kỳ để phát hiện và xử lý sớm những bất thường trước khi chúng trở nên nghiêm trọng đã cứu sống được hàng trăm ngàn người mỗi năm. Vì vậy, đừng lo lắng, nên tự tin vì bạn đã kiểm soát được sức khỏe của mình.
Đừng lo lắng khi xét nghiệm sàng lọc ung thư bởi việc phát hiện và xử lý sớm đã cứu sống được hàng trăm ngàn người mỗi năm.
3. Khi nào nên xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung?
- Phụ nữ từ 25 tuổi trở lên và đã từng quan hệ Tình dục đều nên làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nếu có biểu hiện bất thường và trong gia đình có người thân như mẹ hoặc anh chị em ruột từng mắc bệnh thì cũng nên làm xét nghiệm sớm.
- Thời điểm tốt nhất để làm xét nghiệm là 2 tuần sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Chị em cũng cần lưu ý không đặt thuốc âm đạo trong 48 giờ trước khi lấy xét nghiệm và kiêng quan hệ vào tối hôm trước.
- Trong trường hợp xét nghiệm và không phát hiện bất thường, bạn có thể tiếp tục làm xét nghiệm sàng lọc cứ mỗi 3 năm sau đó. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và phát hiện sớm ngay cả khi bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu chưa có biểu hiện ra bên ngoài.
- Xét nghiệm tầm soát sớm ung thư cổ tử cung gồm có: PAP-Smear và HPV. Theo khuyến cáo PAP-Smear được thực hiện 1 năm 1 lần trong vòng 3 năm liên tiếp, nếu kết quả bình thường thì 2 - 3 năm xét nghiệm 1 lần. HPV được khuyến cáo 2 năm xét nghiệm 1 lần.
Tổng hợp theo: Vinmec.com