1. Ung thư nội mạc tử cung là gì?
Ung thư nội mạc tử cung là một ung thư phát triển từ nội mạc tử cung. Nó là kết quả của sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm nhập, lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể.
Ra máu bất thường là dấu hiệu đầu tiên và điển hình của ung thư nội mạc tử cung. Đôi khi, ra máu trong thời kỳ tiền mãn kinh sẽ làm chị em nhầm lẫn với những rối loạn của thời kỳ này. Tuy nhiên ra máu kèm theo khí hư nhiều, có mùi hôi sẽ là hồi chuông cảnh báo bạn nên đi khám ngay.
Ngoài ra thì các triệu chứng dưới đây cũng là dấu hiệu cảnh báo chị em nên đi tầm soát Ung thư nội mạc tử cung ngay hôm nay:
- Đau vùng xương chậu:
- Đau khi đi tiểu, rò rỉ nước tiểu hoặc đau sau giao hợp
- Gầy sút cân không rõ nguyên nhân
- Chảy dịch âm đạo bất thường: Ra huyết trắng nhiều, kèm theo có mùi và có màu sắc lạ.
2. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ bao gồm:
- Điều trị Nội tiết tố thay thế: Trong đó vai trò của estrogen được xếp yếu tố nguy cơ hàng đầu. Phụ nữ điều trị bằng phương pháp này với liều cao trong một thời gian dài sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. Rụng trứng không đều, dậy thì sớm hay mãn kinh muộn và Vô sinh cũng tăng nguy cơ mắc loại ung thư nguy hiểm này.
- Tuổi tác: Tuổi trung bình của phụ nữ mắc ung thư nội mạc tử cung là từ 50 - 70 tuổi. Tuy nhiên có khoảng dưới 5% các trường hợp ung thư nội mạc được chẩn đoán trước 40 tuổi. . Và khoảng 50 - 70% phụ nữ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung sau khi mãn kinh.. Ngày nay tuổi thọ của con người ngày càng tăng, do đó nếu như ra máu âm đạo bất thường sau mãn kinh do ung thư nội mạc tử cung cũng ngày càng nhiều. Ở tuổi 80, ung thư nội mạc chiếm tới 50 - 60% ở các trường hợp ra máu bất thường.
- Tiền sử gia đình: Những người có tiền sử gia đình có người bị ung thư niêm mạc tử cung thì có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn.
- Virus HPV xâm nhập: Hầu hết phụ nữ mắc ung thư nội mạc cổ tử cung khi được phát hiện đều bị nhiễm virus HPV trong nhiều năm. Đây là một loại virus lây truyền qua đường tình dịch, nó tiếp xúc qua da âm đạo và dương vật
- Điều trị Tamoxifen: Tỷ lệ là 1 trong số 500 phụ nữ ung thư vú được điều trị với tamoxifen sẽ phát triển ung thư nội mạc cổ tử cung.
- Mất cân bằng estrogen trong cơ thể: Buồng trứng của người phụ nữ sản sinh ra hai hormone nữ chính - estrogen và progesterone. Sự biến đổi trong sự cân bằng các hooc môn gây ra sự thay đổi tế bàotrong nội mạc tử cung dẫn đến sự hình thành của khối y
Các nguy cơ khác bao gồm đái tháo đường, béo phì, không có con (phụ nữ không có con có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần phụ nữ có nhiều con).
3. Dấu hiệu ung thư nội mạc cổ tử cung
Ung thư tử cung có cơ hội điều trị 80% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Một số triệu chứng hay biểu hiện thường gặp bạn không nên bỏ qua khi cơ thể lên tiếng cảnh báo
- Chảy máu âm đạo bất thường: Hiện tượng này bao gồm dấu hiệu chảy máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu sau khi quan hệ Tình dục hoặc sau giai đoạn mãn kinh.
- Âm đạo có mùi hôi, khó chịu, chảy dịch: Khi phát hiện âm đạo có mùi hôi, khó chịu, chảy dịch và màu dịch bất thường bạn nên đi khám phụ khoa. Đây là dấu hiệu cảnh báo Ung thư tử cung nhiều phụ nữ bỏ qua nhất do nó thường gây nhầm lẫn với việc nhiễm nấm, nhiễm khuẩn âm đạo hoặc các bệnh phụ khoa khác không phải bệnh ung thư.
- Đau hoặc áp lực vùng xương chậu: Cảm giác đau vùng xương chậu khi quan hệ hoặc vào những thời điểm khác có thể là triệu chứng ung thư tử cung. Những phụ nữ gặp phải chảy máu âm đạo đột ngột hoặc chảy máu bất thường nên thảo luận về những triệu chứng này với bác sĩ phụ khoa của họ
Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên, bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời. Tránh để quá lâu khiến bệnh chuyển biến phức tạp khó điều trị dứt điểm.
4. Để thăm Khám bệnh ung thư nội mạc tử cung, bác sĩ thường làm gì?
4.1 Siêu âm
Phương pháp siêu âm qua đường âm đạo đánh giá độ dày và cấu trúc của niêm mạc tử cung hoặc đánh giá độ xâm lấn vào lớp cơ tử cung. Đồng thời siêu âm cũng giúp tầm soát các bệnh lý khác như u xơ tử cung, U nang buồng trứng...
4.2 Nạo sinh thiết buồng tử cung:
Lấy bệnh phẩm gửi giải phẫu bệnh. Phương pháp này cần tiến hành cẩn thận, đề phòng thủng màng niêm mạc tử cung.
4.3 Soi buồng tử cung:
Bác sĩ sẽ quan sát trực tiếp hình ảnh niêm mạc tử cung đồng thời đánh giá thương tổn một cách chính xác như nụ sùi, vùng loét Hoại tử chảy máu, hoặc hình ảnh quá sản niêm mạc tử cung chạm vào dễ chảy máu, từ đó xác định được độ lan rộng của u và giúp định vị vùng sinh thiết.
4.4 Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ ổ bụng và chụp PET-CT:
Đánh giá mức xâm lấn, độ lan rộng của u, tình trạng di căn hạch cũng như tiến triển của ung thư vào các cơ quan khác
4.5 Các Xét nghiệm Marker ung thư:
CA 125 tăng trong khoảng 50-60% các trường hợp
4.6 Xét nghiệm mô bệnh học:
Xác định loại mô bệnh học, độ mô học, độ biệt hóa, xâm lấn mạch máu...