Viêm ống dẫn trứng nguy cơ gây vô sinh ở nữ giới

Viêm đường ống dẫn trứng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở 1 hoặc 2 ống dẫn trứng. Hiện tượng viêm ống dẫn trứng thường xảy ra bởi tình trạng nhiễm trùng lan lên từ âm đạo, tử cung hoặc cổ tử cung. Đây là bệnh lý có nguy cơ cao có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản lâu dài của nữ giới.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Tổng quan về bệnh viêm ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng là cấu trúc hình ống dẫn trứng từ buồng trứng vào đến lòng tử cung. Khi trứng được thụ tinh tạo ra hợp tử, ống dẫn trứng có nhiệm vụ vận chuyển hợp tử vào lòng tử cung và phát triển thành phôi thai, thai nhi sau này.

Tuy không có vai trò nội tiết nhưng ống dẫn trứng vẫn đóng vai trò quan trọng giúp trứng và tinh trùng gặp nhau. Do vậy bất kỳ tổn thương gì trên ống dẫn trứng có thể ảnh hưởng đến việc có con của phụ nữ.

2. Nguyên nhân viêm ống dẫn trứng

Hiện tượng viêm ống dẫn trứng không chỉ xuất hiện đơn lẻ mà thường tích hợp trong bệnh cảnh chung là viêm vùng chậu. Nguyên nhân viêm là do từ cổ tử cung, nếu không được chẩn đoán sớm, điều trị đúng sẽ dẫn đến viêm nội mạc tử cung, viêm đường ống dẫn trứng.

Viêm ống dẫn trứng nguy cơ gây vô sinh ở nữ giới - ảnh 1
Viêm ống dẫn trứng bắt nguồn từ cổ tử cung

Ở cổ tử cung thường có các chất nhầy và các chất tiết khác giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn đến từ cổ tử cung hoặc âm đạo. Trong thời gian rụng trứng và kinh nguyệt, chất nhầy loãng đi nên khả năng phòng thủ giảm hiệu quả, mô nội mạc bong ra kết hợp với các cục máu đông tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu vệ sinh kinh nguyệt không đúng cách có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng nội mạc tử cung. Ngoài ra, nếu máu kinh chảy ngược từ buồng tử cung vào trong ống dẫn trứng cũng mang theo các vi khuẩn gây bệnh. Đó là lý do các triệu chứng viêm đường ống dẫn trứng thường xảy ra phổ biến ngay sau khi Hành kinh hơn bất kỳ thời điểm nào.

Ngoài ra việc quan hệ Tình dục không an toàn, lây nhiễm khuẩn Chlamydia, Lậu cầu khuẩn, Mycoplasma, Staphylococcus và Streptococcus...cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, hiện tượng viêm ống dẫn trứng, viêm vùng chậu.

Các thủ thuật sản, phụ khoa như đặt dụng cụ tử cung, phá thai, hút thai, cắt polyp lòng tử cung, nạo sinh thiết...không đảm bảo vô trùng đều có khả năng gây Viêm nội mạc tử cung và viêm đường ống dẫn trứng.

3. Triệu chứng viêm ống dẫn trứng

Các triệu chứng của viêm ống dẫn trứng có thể kể đến như:

  • Thống kinh: khung chậu xung huyết gây tụ máu.
  • Rối loạn kinh nguyệt: kinh nguyệt thất thường, lượng kinh ra nhiều, chu kỳ không ổn định...
Viêm ống dẫn trứng nguy cơ gây vô sinh ở nữ giới - ảnh 2
Rối loạn kinh nguyệt là một trong những triệu chứng của viêm ống dẫn trứng
  • Khí hư ra nhiều, tăng tiết dịch âm đạo bất thường (vàng, đục, loãng, mùi hôi...)
  • Lưng và bụng đau mỏi: đôi khi đau lan tới bàng quang, trực tràng, đau hố chậu gây ra triệu chứng kích thích như tiểu rắt, tiểu gấp, tiểu buốt...
  • Đau khi giao hợp
  • Khó thụ thai

Tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng gì ở giai đoạn đầu, đến khi cảm thấy bất thường thì bệnh đã tiến triển nặng và cần phải điều trị gấp.

4. Biến chứng viêm ống dẫn trứng

4.1 Viêm ống dẫn trứng có nguy hiểm không?

Viêm đường ống dẫn trứng thường tích hợp trong bệnh cảnh chung là viêm cả tử cung, Viêm buồng trứng (viêm vùng chậu). Nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn tới viêm cả ổ bụng (viêm phúc mạc ổ bụng), nhiễm trùng huyết thậm chí tử vong.

4.2 Viêm ống dẫn trứng có con được không?

Viêm đường ống dẫn trứng thường gây dẫn tắc nghẽn ngăn không cho tinh trùng đến gặp trứng và thụ thai, khó có con (vô sinh). Mặt khác còn có trường hợp gây Sẹo làm co rút ống dẫn trứng, hẹp lòng ống dẫn trứng dễ dẫn đến trường hợp Mang thai ngoài tử cung.

Viêm ống dẫn trứng nguy cơ gây vô sinh ở nữ giới - ảnh 3
Viêm ống dẫn trứng có thể gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung

Nếu hiện tượng viêm ống dẫn trứng được phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị tích cực thì khả năng chữa khỏi rất cao. Người bệnh vẫn có thể sinh sản như bình thường. Cách điều trị chủ yếu bằng kháng sinh đồ kết hợp các biện pháp nâng cao thể trạng, nghỉ ngơi hợp lý và theo dõi khả năng đáp ứng với thuốc.

5. Phòng ngừa viêm ống dẫn trứng

Để phòng tránh viêm đường ống dẫn trứng và các biến chứng về sau, cần chú ý phòng ngừa từ những hoạt động sinh hoạt hàng ngày:

  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín, nhất là trong những ngày có kinh.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm các vi khuẩn lây qua đường tình dục và vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Chú ý khám và kiểm tra phụ khoa định kỳ, nhất là khi có biểu hiện như đau lưng và đau bụng dưới, ra khí hư âm đạo bất thường, rối loạn kinh nguyệt, ra huyết trắng...thì cần đi khám ngay.
  • Cẩn trọng với việc Phá thai không an toàn. Khi bất đắc dĩ phải bỏ thai thì cần chọn các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.
  • Nếu đã mắc bệnh phụ khoa thì cần điều trị sớm, kịp thời để tránh lây lan sang các bộ phận khác.

 

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

GS.TS.BS Nguyễn Đình Tảo

  • Số 150 Nguyễn Sơn Hà, Yên Phúc, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ Phạm Văn Hưởng

  • 431 Tam Trinh (Lô 01 – 8A), Cụm Công Nghiệp Hoàng Mai – Quận Hoàng Mai – Hà Nội – Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Phương

  • Số 29 Hàn Thuyên, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền

  • 431 Đường Tam Trinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Đào Thu Hiền

  • 16 Nguyễn Như Đổ, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*