Lậu

Bệnh Lậu là bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục của các cơ quan sinh sản. Bệnh tác động đến niệu đạo ở nam giới, và các ống cổ tử cung, tử cung và vòi trứng ở phụ nữ. Lậu cũng có thể tác động đến trực tràng, cổ họng, khớp, mắt. Nếu không được điều trị bệnh lậu có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu, có thể dẫn đến vô sinh ở phụ nữ.

Tên gọi khác: Lậu mủ

Triệu chứng

Triệu chứng bệnh Lậu là Đau khi đi tiểu; Chảy mủ âm đạo hoặc dương vật; Có thể gây phát ban và đau khớp trong một vài trường hợp.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh Lậu là Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Một mẫu phảm của vùng bị ảnh hưởng hoặc nước tiểu có thể được lấy để xét nghiệm. Cấy phẩm dịch của niệu đạo (nam) hoặc cổ tử cung (nữ), xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP)

Điều trị

Điều trị bệnh lậu là Bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh. Bạn tình của bệnh nhân nhiễm lậu cũng cần được điều trị để tránh tái nhiễm.

Tổng quan

Bệnh Lậu là bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục của các cơ quan sinh sản. Bệnh tác động đến niệu đạo ở nam giới, và các ống cổ tử cung, tử cung và vòi trứng ở phụ nữ. Lậu cũng có thể tác động đến trực tràng, cổ họng, khớp, mắt. Nếu không được điều trị bệnh lậu có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu, có thể dẫn đến vô sinh ở phụ nữ.
Lậu - Ảnh minh họa 1
Lậu - Ảnh minh họa 2
Lậu - Ảnh minh họa 3
Lậu - Ảnh minh họa 4
Lậu - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Nguy cơ mắc bệnh lậu khá cao, vì vậy nhiều người sau khi không may mắc phải căn bệnh này đều rất lo sợ, bởi chữa bệnh lậu vô cùng vất vả và mất thời gian. Người bệnh rất dễ bị tái phát, thậm chí dẫn đến biến chứng do không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Tại sao chữa bệnh lậu lại khó chữa như vậy?

Điều trị lâu dài sẽ gây kháng thuốc: Điều trị không hợp lý khiến virút sản sinh ra chất kháng thuốc. Khoảng trên 90% lậu cầu khuẩn có khả năng kháng lại penixilin, do đó hiệu quả của thuốc truyền thống là rất thấp, hơn nữa lại có hại cho cơ thể, điều trị khó khăn, bệnh dễ tái phát.

Nguyên nhân gây bệnh phức tạp và thay đổi, trong quá trình chữa trị, lậu cầu khuẩn dễ ẩn náu trong cơ quan sinh dục, nếu không thể tiến hành điều trị đúng thì hiệu quả sẽ bị giảm sút.

Khó khăn trong điều trị: Độc tính chủng khuẩn lậu luôn được sản sinh mới, độ nguy hại và độ tàn phá lớn.

Nghiệm chứng lâm sàng phát hiện thấy lậu cầu khuẩn sản sinh ra rất nhiều chủng mới, những chủng có mức độ nguy hại lớn cho kết cấu tổ chức thông thường, hơn nữa lại có công năng né tránh linh hoạt đối với tác dụng thực bào của hệ miễn dịch và sự phá hủy của kháng sinh, do đó điều trị theo truyền thống khó có thể tiêu diệt chúng có hiệu quả.

Điều trị một cách mù quáng: Điều trị thiếu tính chuyên nghiệp, khiến bệnh tình trầm trọng hơn. Rất nhiều người sau khi mắc bệnh này vì e ngại đã đến những phòng khám không đảm bảo chất lượng nên bệnh tình không những không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn, gây khó khăn trong công tác chữa trị.

Vì vậy, nếu thấy xuất hiện triệu chứng bệnh lậu, người bệnh cần đến chuyên khoa khám và điều trị tích cực để đạt hiệu quả điều trị.

Phòng ngừa

Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae, một song cầu Gram âm có hình hạt cà phê.

Phụ nữ có khả năng lây bệnh cao hơn so với nam giới và bệnh lại không có triệu chứng điển hình, thường âm thầm phát triển cho tới khi nặng mới có biểu hiện ra ngoài.

Vi khuẩn lậu có thể “mai phục” trong cơ thể và cần 2-14 ngày để phát triển đủ số lượng gây ra triệu chứng. Phần lớn các triệu chứng thường xảy ra sau khi bị nhiễm khuẩn từ 2 đến 5 ngày. Sau thời gian ủ bệnh, vi khuẩn lậu có thể gây tổn thương ở niệu đạo, cổ tử cung, dương vật, trực tràng và họng.

Điều trị

Phòng bệnh chủ yếu bằng quan hệ tình dục an toàn:

  • Chung thuỷ một vợ, một chồng

  • Tình dục không xâm nhập

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

  • Ngoài ra, cần phòng lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, chuyển dạ.