1. Viêm tinh hoàn có con được không?
Tinh hoàn là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh dục của nam giới. Nó có nhiệm vụ chính là sản xuất ra testosterone. Testosterone là hormone nam tính, đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh tinh hoàn và thúc đẩy đặc tính sinh dục. Do vậy khi tinh hoàn bị viêm nhiễm làm cản trở việc sản sinh ra Testosterone dẫn tới nam giới giảm ham muốn, lâu dần sẽ Lãnh cảm với tình dục. Điều này sẽ khiến nam giới gặp khó khăn trong việc có con.
Hơn nữa, tinh hoàn cũng là nơi sinh ra và nuôi dưỡng tinh trùng phát triển. Nên khi tinh hoàn bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của chúng dẫn tới số lượng và chất lượng tinh trùng bị suy giảm dẫn đến việc kém thụ tinh.
Triệu chứng của Viêm tinh hoàn cấp tính triệu chứng thông thường bao gồm:
- Đau và sưng ở bìu dái, triệu chứng sưng có thể kéo dài thêm vài tuần sau khi khỏi bệnh.
- Buồn nôn.
- Sốt.
- Đau khi đi tiểu.
- Cảm giác nặng ở bên bị tác động.
- Có lẫn máu trong tinh dịch.
- Bìu dái đau khi chạm vào và đau khi quan hệ tình dục.
Bệnh kéo dài còn dẫn đến các hậu quả về bệnh lý khác như: Teo tinh hoàn, apxe bìu, ung thư tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt,... Chúng đều làm ảnh hưởng tới chức năng có con của nam giới.
2. Viêm tinh hoàn có bị vô sinh không?
Viêm tinh hoàn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản sau này của người bệnh. Trường hợp nặng có thể dẫn đến teo tinh hoàn và làm số lượng tinh trùng giảm đáng kể gây vô sinh. Biến chứng viêm tinh hoàn xảy ra sau tuổi dậy thì có tỉ lệ xuất hiện là 20 – 35% ở người bị quai bị. Những triệu chứng của viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn sẽ diễn ra sau khoảng 7 – 10 ngày từ khi bị viêm tuyến mang tai.
Viêm tinh hoàn gây hoang mang cho người bệnh cũng như cộng đồng. Những người từng bị viêm tinh hoàn hay mắc bệnh quai bị thì có khả năng sẽ bị ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, nhưng để khẳng định điều đó thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và cần làm các Xét nghiệm để có thể đưa ra kết luận.
Nếu chỉ bị sưng đau một bên, tinh hoàn bên đó sẽ teo và khả năng sinh sản sẽ giảm đi, tuy nhiên vẫn còn bên kia để bù trừ nên người bệnh vẫn có khả năng làm cha. Nếu bị cả hai bên, tác động đến khả năng sinh sản càng nặng nề, trường hợp xấu nhất là teo hoàn toàn, chức năng sinh sản vĩnh viễn bị loại bỏ và cho đến nay y học vẫn chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu. Những người bệnh này không còn cơ hội được làm cha, nếu muốn có con họ chỉ còn cách đi xin tinh trùng hoặc xin con nuôi.
Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng mà nên tuân thủ các nguyên tắc phòng tránh bệnh viêm tinh hoàn cũng như tập trung điều trị và cách ly nếu như không may mắc bệnh.
3. Cách điều trị viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn nếu sớm phát hiện và điều trị đúng cách thì hiệu quả mang lại rất cao. Do vậy, ngay khi nghi ngờ có triệu chứng bệnh, các bạn nên chủ động tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bệnh.
Hiện nay có hai phương pháp điều trị viêm tinh hoàn được nhiều người áp dụng nhất là Tây y và Đông y.
3.1. Tây y
Phương pháp này thường sử dụng kháng sinh có ưu điểm giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên lại để lại nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, hại dạ dày. Một số loại thuốc thường dùng như Motrin, Aleve, Azithromycin, Trimethoprim,... Trong những trường hợp viêm nhiễm nặng, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật ngoại khoa.
3.2. Đông y
Đây là cách chữa bệnh có ưu điểm an toàn, không tác dụng phụ thì vị thuốc đều là thảo Dược tự nhiên. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tốt, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra thuốc phát huy công dụng ở mức nào còn phụ thuộc vào cơ địa từng người. Một số thảo Dược thường dùng để chữa viêm tinh hoàn như: Trạch tả, thiên niên kiện, trạch tả, cẩu tích, thảo quế,...
Phương pháp chữa viêm tinh hoàn nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Để lựa chọn cách trị bệnh phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh tự ý mua và sử dụng thuốc khiến bệnh trở nặng hơn.
Bên cạnh đó, để cải thiện tình bệnh viêm tinh hoàn các bạn cần chú ý:
- Chườm túi đá lên bìu dái để làm dịu chỗ sưng và giảm đau.
- Mang khố đeo của vận động viên.
- Uống nhiều nước và dùng thuốc không kê toa để giảm đau. Nếu bạn cảm thấy đau dữ dội, bác sĩ có thể kê thuốc mạnh hơn.
- Đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu bạn đau dữ dội, Sốt cao hoặc khó tiểu.
- Dùng bao cao su để tránh mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Nói với bác sĩ nếu bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Tiêm vắc xin hoặc cho con bạn tiêm vắc xin ngừa bệnh quai bị để ngăn ngừa viêm tinh hoàn do quai bị.
Khám và điều trị Vô sinh & Hiếm muộn tại: