Mục lục:

Xạ hình tưới máu cơ tim được dùng khi nào?

Xạ hình tưới máu cơ tim là một trong những phương pháp chẩn đoán không chảy máu bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất. Xạ hình tưới máu cơ tim là phương pháp nhằm mục đích đánh giá chức năng tim.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Xạ hình tưới máu cơ tim là gì?

Xạ hình tưới máu cơ tim (Myocardial Perfusion Imaging) được dùng để đánh giá lượng máu nuôi tim có đầy đủ hay không trong lúc bạn đang nghỉ ngơi và vận động. Phương pháp này thường được thực hiện để tìm nguyên nhân gây ra đau ngực. Nó còn có thể được thực hiện sau khi bạn bị nhồi máu cơ tim để kiểm tra xem vùng nào của tim không nhận đủ máu hoặc để đánh giá độ rộng của vùng tổn thương cơ tim. Đồng thời, xạ hình tưới máu cơ tim cũng được dùng để xác định xem động Mạch vành có bị hẹp không và hẹp ở mức độ nào.

Một vài bác sĩ gọi kỹ thuật này là xạ hình “thallium”. Xạ hình tưới máu cơ tim thường được thực hiện sau gắng sức nhẹ nhàng để đánh giá đáp ứng của cơ tim đối với hoạt động gắng sức.

2. Khi nào chụp xạ hình tưới máu cơ tim?

  • Những người có nguy cơ cao bị bệnh lý mạch vành
  • Khi bạn có triệu chứng cơn đau thắt ngực, đau thắt ngực khi gắng sức
  • Đánh giá nguy cơ của người bệnh trước khi can thiệp mạch vành
  • Đánh giá nguy cơ sau khi bị nhồi máu cơ tim
  • Đánh giá mức độ bệnh mạch vành
  • Đánh giá tưới máu cơ tim sau can thiệp, phẫu thuật mạch vành
  • Đánh giá hiệu quả điều trị bằng thuốc ở bệnh nhân đã có bệnh động mạch vành
  • Đánh giá cơ tim sống – còn.
Xạ hình tưới máu cơ tim được dùng khi nào? - ảnh 1
Chụp xạ hình tưới máu cơ tim để đánh giá nguy cơ sau khi bị nhồi máu cơ tim

3. Kỹ thuật chụp xạ hình tưới máu cơ tim

Chụp xạ hình tưới máu cơ tim bằng phương pháp SPECT/CT là kỹ thuật tốt nhất đánh giá tiến triển của bệnh mạch vành. Xạ hình tưới máu cơ tim SPECT/CT là một kỹ thuật rất an toàn. Nếu bệnh nhân bị đau thắt ngực ổn định, đang cân nhắc việc phẫu thuật hay can thiệp động Mạch vành qua da, nên chụp SPECT/CT xạ hình tưới máu cơ tim để đánh giá chức năng tim và tình trạng thiếu máu cơ tim trước khi can thiệp.

Trước khi chụp xạ hình tưới máu cơ tim, đầu tiên bạn sẽ được tiêm vào mạch máu một hỗn hợp phóng xạ (99mTc) gắn với một Dược chất (chuyên biệt cho từng cơ quan cần khảo sát). Tùy theo tình huống, chất phóng xạ có thể đưa vào cơ thể bằng cách uống, hít khí dung hoặc tiêm dưới da. 99mTc là một đồng vị phóng xạ nhân tạo có chu kỳ bán hủy ngắn (6 giờ). Ngoài ra, bạn có thể uống 131 Iod, cũng là đồng vị phóng xạ nhân tạo có chu kỳ bán hủy ngắn (8 ngày).

Các hợp chất này phát ra bức xạ Gamma. Hai đầu dò (Detector) sẽ thu nhận bức xạ này cùng lúc phát ra từ cơ thể bệnh nhân và tái tạo thành hình ảnh thông qua các phần mềm chuyên biệt.

Nhân viên điều khiển thiết bị hướng dẫn bạn nằm trên bàn trong tầm quét của hệ thống máy SPECT/CT, tùy theo vị trí và yêu cầu của các bác sĩ. Thời gian chụp xạ hình tưới máu cơ tim sẽ từ 15 phút đến 45 phút, hoặc có thể lâu hơn tùy theo tính chất phức tạp của vị trí tổn thương (cũng có khi phải chụp nhiều lần và thời gian chờ sẽ kéo dài).

Sau khi chụp xạ hình tưới máu cơ tim xong, bạn có thể được lưu lại trong một thời gian ngắn hoặc có thể ra về ngay.

Sau khi xử lý ảnh, kết quả sẽ thể hiện các tổn thương trên cơ thể dưới dạng hình ảnh giải phẫu và chức năng. Sau đó, hình ảnh và báo cáo kết quả sẽ được trao tận tay bạn hoặc gửi trực tiếp cho bác sĩ gửi bệnh.

4. Lưu ý khi chụp xạ hình tưới máu cơ tim

Xạ hình tưới máu cơ tim được dùng khi nào? - ảnh 2
Trước khi chụp xạ hình tưới máu cơ tim, bạn phải chắc chắn không mang thai
  • Trước khi chụp xạ hình tưới máu cơ tim, bạn phải chắc chắn không mang thai. Nếu không chắc chắn, người bệnh cần báo ngay cho nhân viên hoặc bác sĩ (có thể Xét nghiệm máu để xác định chắc chắn không có thai).
  • Phụ nữ đang cho con bú cần ngưng cho bú mẹ trong vòng 12 tiếng – 24 tiếng.
  • Không có chống chỉ định đối với trẻ em.
  • Thông thường, người bệnh cần uống nhiều nước trước khi được tiêm Dược chất phóng xạ.
  • Cần đặt hẹn trước để được hướng dẫn cụ thể.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung