Xét nghiệm chuẩn đoán rối loạn tuyến giáp tự miễn

Trong tất cả các nguyên nhân gây nên bệnh lý tuyến giáp, bệnh tự miễn là nguyên nhân hàng đầu, thường được gọi là các rối loạn tuyến giáp tự miễn. Ở nhiều bệnh nhân suy giáp hoặc cường giáp, lymphocytes sản xuất các kháng thể chống lại tuyến giáp của bản thân. Các kháng thể phổ biến gây ra vấn đề về tuyến giáp là Peroxidase đặc hiệu tuyến giáp (Thyroid‐specific peroxidase - TPO), tự kháng thể kháng thụ thể TSH (TSHR) và kháng thể kháng thyroglobulin (Anti thyroglobulin).
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, hình cánh bướm thường nằm phía trước cổ. Chức năng của tuyến giáp là tạo hormon giáp, được tiết vào máu và sau đó được vận chuyển đến mọi mô trong cơ thể. Hormon tuyến giáp tác dụng lên sự phát triển của cơ thể làm tăng tốc độ phát triển, thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển của Não bộ trong thời kỳ bào thai và những năm đầu sau sinh;tác dụng lên chuyển hóa tế bào làm tăng tổng hợp ATP cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào; làm tăng chuyển hóa glucid, lipid, protein và các vitamin; Hormon tuyến giáp còn có tác dụng lên hệ thống tim mạch, thần kinh cơ, cơ quan sinh dục và các tuyến nội tiết khác.

2. Khi nào được chỉ định?

Xét nghiệm có thể được chỉ định khi một cá nhân có dấu hiệu và triệu chứng của mức độ thấp hay cao của kích thích tố tuyến giáp, đặc biệt là nếu nguyên nhân được nghi ngờ là một bệnh Tự miễn dịch.

Khi hormone tuyến giáp thấp (nhược giáp) có thể gây ra các triệu chứng:

  • Tăng cân, phù niêm
  • Mệt mỏi
  • Bướu cổ
  • Da khô
  • Rụng tóc
  • Không chịu được lạnh
  • Táo bón

Khi mức độ hormone tuyến giáp cao (cường giáp) có thể gây ra các triệu chứng:

  • Đổ mồ hôi
  • Tim đập nhanh
  • Lo âu
  • Tay run
  • Mệt mỏi
  • Khó ngủ
  • Đột ngột giảm cân
  • Mắt lồi

Xét nghiệm kháng thể tuyến giáp cũng có thể được chỉ định khi một người có một rối loạn tự miễn khác có các triệu chứng của rối loạn chức năng tuyến giáp và / hoặc khi người ấy có khó khăn về khả năng sinh sản mà bác sĩ nghi ngờ có thể có liênquan với tự kháng thể.

3. Dấu ấn ANTI-TPO trong bệnh lý tuyến giáp

Trong tất cả các nguyên nhân gây nên bệnh lý tuyến giáp, bệnh tự miễn là nguyên nhân hàng đầu, thường được gọi là các Rối loạn tuyến giáp tự miễn. Bình thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể bảo vệ chúng ta khỏi những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài như vi khuẩn và virus bằng các kháng thể được sản xuất bởi các tế bào máu được gọi là lymphocytes. Ở nhiều bệnh nhân suy giáp hoặc cường giáp, lymphocytes sản xuất các kháng thể chống lại tuyến giáp của bản thân. Các kháng thể phổ biến gây ra vấn đề về tuyến giáp là Peroxidase đặc hiệu tuyến giáp (Thyroid‐specific peroxidase - TPO), tự kháng thể kháng thụ thể TSH (TSHR) và kháng thể kháng thyroglobulin (Anti thyroglobulin).

3.1. Xét nghiệm Anti-TPO

Thyroperoxidase (TPO) là một enzym tham gia vào quá trình tổng hợp hormon giáp trạng, xúc tác phản ứng oxi hóa của iodin trên các tyrosine tồn dư trong thyroglobulin để tổng hợp T3 và T4. TPO chỉ được bộc lộ tại các tế bào giáp. Kháng thể kháng TPO được hình thành khi các kháng nguyên bị rò rỉ vào tuần hoàn trong quá trình viêm gây phá hủy tổ chức tuyến giáp.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm:

  • Đánh giá tình trạng sản xuất các tự kháng thể kháng giáp giúp chẩn đoán các rối loạn tự miễn ở tuyến giáp.
  • Phân biệt viêm tuyến giáp bán cấp với Viêm tuyến giáp Hashimoto
  • Chẩn đoán phân biệt giữa các rối loạn tự miễn tuyến giáp với các bệnh lý Bướu giáp không liên quan tới cơ chế tự miễn
  • Giúp quyết định điều trị ở các bệnh nhân suy giáp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng

Giá trị bình thường: anti TPO: < 5.61 IU/mL

Tăng anti TPO: Thiếu máu tan máu tự miễn, viêm tuyến giáp tạo u hạt, viêm tuyến giáp Hashimoto, chứng Nhược cơ toàn thể, phù niêm, bướu nhân không độc giáp, thiếu máu ác tính, suy giáp tiên phát, ung thư giáp, Lupus ban đỏ hệ thống...

3.2. Xét nghiệm Anti-TSHR (tự kháng thể kháng thụ thể TSH)

Mục đích và chỉ định xét nghiệm:

  • Hỗ trợ chẩn đoán Cường giáp tự miễn
  • Theo dõi điều trị bệnh nhân bệnh Graves và dự đoán tái phát. Nồng độ TRAb có xu hướng giảm khi dùng thuốc kháng giáp điều trị bệnh Graves. Nồng độ thấp hay không phát hiện TRAb sau một đợt điều trị có thể cho thấy bệnh đã thuyên giảm và do đó có thể cân nhắc việc ngưng thuốc.
  • Đo nồng độ TRAb trong ba tháng cuối của thai kỳ. Vì TRAb là kháng thể nhóm IgG, chúng có thể qua nhau thai và có thể gây bệnh tuyến giáp sơ sinh. Vì thế đo nồng độ kháng thể TRAb trong thai kỳ ở những bệnh nhân có bệnh sử bệnh tuyến giáp

Giá trị bình thường:0 - 1.75 IU/L

Tăng nồng độ TRAb: Viêm tuyến giáp tự miễn, bệnh nhiễm độc giáp (Basedow), tình trạng cường giáp...

3.3. Xét nghiệm Anti-TG( kháng thể kháng thyroglobulin)

Thyroglobulin (TG) là một glycoprotein khu trú trong chất keo nang giáp, tham gia vào quá trình gắn iod và sinh tổng hợp T3 và T4.Tg đóng vai trò quyết định trong sự tổng hợp nội tiết tố tuyến giáp ngoại biên T3 và T4.TG được sản xuất bởi các tế bào nang tuyến giáp bình thường, các tế bào ung thư nhú và tế bào ung thư của nang tuyến giáp. Bình thường Thyroglobulin(TG) khu trú trong chất keo nang giáp, trong một số loại bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp, TG có thể bị thoát ra khỏi tuyến giáp trở thành một kháng nguyên đối với cơ thể. Để đáp ứng lại, cơ thể sẽ sản xuất kháng thể chống lại TG, dẫn tới phản ứng viêm và phá hủy tuyến giáp.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm:

  • Để phát hiện các bệnh lý tự miễn của tuyến giáp
  • Theo dõi bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto
  • Chẩn đoán phân biệt trường hợp nghi ngờ bệnh viêm tuyến giáp do tự miễn không rõ nguyên nhân với kết quả kháng thể kháng TPO

Giá trị bình thường: < 115 IU/mL

Tăng Anti TG: thiếu máu tan máu tự miễn, viêm tuyến giáp tạo u hạt, viêm tuyến giáp Hashimoto, cường chức năng tuyến giáp, chứng Nhược cơ toàn thể, phù niêm, bướu nhân không độc giáp, thiếu máu ác tính, suy giáp tiên phát, ung thư giáp tự miễn, Lupus ban đỏ hệ thống, đái tháo đường type I...

4. Khám và điều trị bệnh về tuyến giáp ở đâu?

Khám nội tiết đái tháo đường và Siêu Âm hoàn toàn Miễn_Phí với chuyên gia Thạc sĩ, bác sĩ Mai Văn Sâm là Phó Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa, Đại học Y Hà Nội.

Xét nghiệm chuẩn đoán rối loạn tuyến giáp tự miễn - ảnh 1

Khám Tuyến Giáp và Siêu Âm hoàn toàn Miễn Phí với Tiến sĩ, bác sĩ Lê Phong: nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu nội tiết và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại viện Nội tiết trung ương (Cơ sở 1 - Thái Thịnh).

Xét nghiệm chuẩn đoán rối loạn tuyến giáp tự miễn - ảnh 2

Liên Hệ Hotline: 086 555 4486

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung