Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Xét nghiệm nhuộm soi phát hiện bệnh lậu cầu

28/08/2020
Xét nghiệm nhuộm soi phát hiện bệnh lậu cầu

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Xét nghiệm nhuộm soi phát hiện bệnh lậu cầu rất có giá trị trong việc chẩn đoán. Vậy Xét nghiệm nhuộm soi phát hiện bệnh lậu cầu như thế nào?

1. Bệnh Lậu là gì?

Bệnh lậu gây ra bởi vi khuẩn lậu có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae. Vi khuẩn này có thể xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn và đường niệu đạo của nam giới. Bệnh lâu có thể xảy ra ở mọi đối tượng phổ biến nhất là nam nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh Lậu ở nữ giới có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: viêm ống dẫn trứng, chửa ngoài dạ con, Sảy thai hoặc truyền từ mẹ sang con.

Biểu hiện của bệnh lậu thường không rõ ràng nên rất khó nhận biết và dễ nhầm với các bệnh lý đường tiết niệu khác. Sau khi nhiễm vi khuẩn lậu, khoảng 10-20 ngày sau mới xuất hiện các biểu hiện đầu tiên. Biểu hiện cụ thể của bệnh như sau:
  • Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới như: tiểu đau, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu lẫn máu hoặc mủ...Trường hợp nặng hơn, có thể xuất hiện những giọt mủ như màu nhựa chuối ở lỗ niệu đạo, nhất là vào sáng sớm kèm mệt mỏi, Sốt nhẹ,..
  • Đối với nữ giới mắc bệnh lậu hầu như không có triệu chứng rõ ràng nên thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những bệnh Phụ khoa thông thường. Khi bệnh chuyển nặng mới xuất hiện các triệu chứng như: tiểu đau buốt, có mủ màu xanh, vàng chảy ra từ niệu đạo, cổ tử cung, vùng kín có mùi hôi tanh bất thường...
Bệnh lậu gây ra bởi vi khuẩn lậu có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae

2. Ý nghĩa của Xét nghiệm nhuộm soi trong việc phát hiện bệnh lậu

  • Nhuộm soi dịch sinh dục là kỹ thuật nhuộm các bệnh phẩm dịch đường sinh dục, niệu đạo sau đó quan sát dưới kính hiển vi phóng đại để đánh giá hình thái, màu sắc, sự xuất hiện 1 số vi khuẩn, tế bào. Trong bệnh lậu, xét nghiệm vi khuẩn lậu này nhằm đánh giá hình thể, kích thước, tính chất bắt màu, cách sắp xếp đặc trưng của vi khuẩn N. gonorrhoeae và các hình ảnh tế bào khác.
  • Nhuộm soi từ dịch sinh dục là một kỹ thuật đơn giản và phổ biến trong việc chẩn đoán các bệnh lý viêm nhiễm đường sinh dục trong đó có bệnh lậu. Quy trình dễ làm, thời gian xét nghiệm nhanh chóng và kết quả tin cậy là những gì mà phương pháp này mang lại, giúp gợi ý cho bác sĩ đưa hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
  • Xét nghiệm này không chỉ nhuộm gram tìm lậu cầu mà còn dùng để chẩn đoán các bệnh lý khác như viêm âm đạo, Viêm niệu đạo do vi khuẩn, nấm, trùng roi đường sinh dục,...

3. Chỉ định nhuộm soi tìm lậu cầu

Nghi ngờ bệnh lậu hoặc các viêm nhiễm sinh dục khác cụ thể:

  • Chỉ định khi có biểu hiện nghi ngờ bệnh lậu như: Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau, nóng rát khi đi tiểu ở cả nam và nữ. Ngoài ra nam giới có biểu hiện tăng tiết dịch niệu đạo, có mủ, đôi khi lẫn máu, xuất hiện nhiều vào sáng sớm. Nữ giới tiểu đau buốt, có mủ màu xanh, vàng chảy ra từ niệu đạo, cổ tử cung, vùng kín có mùi hôi tanh bất thường

Ngoài ra còn chỉ định trong các trường hợp khác như:

  • Nữ giới ra nhiều khí hư bất thường, mùi khó chịu, vón cục như cặn sữa, màu vàng, xanh hoặc nâu, đôi khi lẫn máu.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Đau rát khi quan hệ tình dục, có thể chảy máu kèm theo.
Xét nghiệm nhuộm soi trong việc phát hiện bệnh lậu

4. Xét nghiệm nhuộm soi phát hiện bệnh lậu cầu

Là xét nghiệm đầu tay sử dụng để chẩn đoán hoặc hỗ trợ chẩn đoán bệnh Lậu.

  • Bệnh phẩm dịch/mủ sinh dục: Làm tiêu bản nhuộm Gram, quan sát dưới kính hiển vi, nếu quan sát thấy song cầm gram âm hình hạt cafe nằm trong bạch cầu đa nhân trung tính với:

       + Bệnh nhân nam giới hoặc trẻ sơ sinh: có thể khẳng định bệnh nhân nhiễm Lậu.

       + Bệnh nhân nữ giới: không có giá trị chẩn đoán, chỉ hỗ trợ và định hướng làm các xét nghiệm tiếp theo để chẩn đoán.

  • Bệnh phẩm nước tiểu: nên lấy nước tiểu đầu dòng vào buổi sáng, kết quả biện tương tự như bệnh phẩm dịch/mủ sinh dục.

5. Quy trình lấy mẫu xét nghiệm bệnh lậu

5.1. Dịch sinh dục nam

  • Nên dùng 2 que tăm bông: 1 để nuôi cấy, 1 để soi trực tiếp.
  • Lấy mủ niệu đạo vào buổi sáng trước khi đi tiểu bằng cách dùng tăm bông vô trùng đưa vào niệu đạo 2 - 3 cm, xoay tròn và để tăm bông trong đó 5 giây rồi rút tăm bông ra.
  • Nên lấy bệnh phẩm vào lúc sáng sớm hoặc có thể lấy bệnh phẩm tinh trùng để nuôi cấy.
  • Những bệnh nhân nghi ngờ đồng tính luyến ái lấy ở hậu môn, hầu họng.

5.2. Dịch sinh dục nữ

  • Quan sát vị trí tổn thương: dùng mỏ vịt đưa sâu vào âm đạo, xoay ngang và mở rộng mỏ vịt để nhìn thấy cổ tử cung.
  • Bệnh phẩm chủ yếu được lấy ở niệu đạo và cổ tử cung, có thể lấy thêm 2 tuyến Skene và hai tuyến Bartholin. Dùng que cấy hoặc tăm bông vô trùng đưa sâu vào cổ tử cung 2 - 3 cm, xoay tròn tăm bông và để trong đó 5 - 10 giây để cho dịch mủ ngấm vào tăm bông.

5.3. Dịch rỉ mắt ở trẻ sơ sinh

  • Dùng ngón cái và ngón trỏ có đi găng tay ấn vào 2 mí mắt trẻ sơ sinh để mủ ở kết mạc chảy ra.
  • Dùng tăm bông vô trùng lấy mủ, chỏ 5 - 10 giây để mủ ngấm vào tăm bông.

5.4. Nước tiểu đầu dòng đầu buổi sáng

  • Bệnh nhân nhịn tiểu suốt đêm, hoặc có thể nhịn tiểu trước 3h.
  • Rửa sạch bộ phận sinh dục ngoài bằng xà phòng (dung dịch rửa).
  • Đi tiểu lấy đoạn đầu vào lọ miệng rộng đã vô khuẩn. Tuyệt đối không lấy qua bô.

6. Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh lậu

Phòng ngừa bệnh lậu hiệu quả với các biện pháp sau:

  • Quan hệ Tình dục an toàn, sử dụng bao cao su, đời sống tình cảm lành mạnh, không quan hệ Tình dục bừa bãi, với nhiều người.
  • Không quan hệ với người có các dấu hiệu, triệu chứng, của các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Nên làm các xét nghiệm tầm soát bệnh lậu định kỳ, bảo vệ sức khỏe cá nhân và bạn đời.
  • Thực hiện chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng, sống chung thủy.
  • Tiến hành kiểm tra, xét nghiệm nếu thấy bản thân có các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lậu.
  • Chế độ Dinh dưỡng hợp lý, cân đối giúp cơ thể khỏe mạnh có sức đề kháng tốt.

7. Những lưu ý của bệnh nhân khi tiến hành xét nghiệm

  • Để kết quả xét nghiệm chính xác, trước khi tiến hành xét nghiệm lậu, người bệnh cần:
  • Không uống rượu, bia, các đồ uống chứa cồn hoặc các chất kích thích như cà phê, thuốc lá,...
  • Hạn chế ăn uống thức ăn chứa nhiều tinh bột, chất béo,...
  • Tránh ăn các thực phẩm có nhiều đường, bánh kẹo ngọt,...
  • Nếu đang sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Uống đủ nước, nghỉ ngơi, tạo tinh thần thoải mái.
  • Tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ.

                                                                                                     Tổng hợp theo: vinmec.com