Hồng cầu liềm

Bệnh hồng cầu hình liềm (sickle cell disease) hay còn được gọi là thiếu máu hồng cầu hình liềm (sickle cell anemia) là bệnh có tính chất di truyền qua nhiễm sắc thể lặn. Nguyên nhân là do gen quy định việc sản xuất ra hemoglobin (thành phần chủ yếu cấu tạo nên hồng cầu) bị đột biến. Hồng cầu ở những bệnh nhân này không có cấu trúc tròn và dẹt giống hình đĩa như bình thường mà có hình khuyết như trăng lưỡi liềm hoặc như chiếc liềm gặt lúa. Với cấu trúc bất thường như vậy, hồng cầu khó di chuyển trong các vi mạch nhỏ, dễ bị đông vón gây tắc nghẽn và giảm khả năng gắn kết, chuyên chở oxy tới các mô. Khi hiện tượng tắc mạch xảy ra, khả năng viêm và nhiễm khuẩn cơ hội là rất lớn. Các cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm: phổi, gan, xương, cơ bắp, não, lá lách, dương vật, mắt và thận. Bệnh nhân cũng bị thiếu máu mãn tính.

Tên gọi khác: Thiếu máu hồng cầu hình liềm, SCD

Triệu chứng

Đau bụng, đau ngực, đau sườn, đau nhức xương, khó thở, chậm tăng trưởng, chậm dậy thì, mệt mỏi, sốt, vàng da, nhịp tim nhanh, dễ bị nhiễm trùng, loét cẳng chân (ở thanh thiếu niên và người lớn), thiếu máu.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP) và phân tích nước tiểu (UA).
  • Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu.
  • Điện di huyết sắc tố (Hemoglobin), kiểm tra tế bào hình liềm.

Điều trị

Mục tiêu của điều trị là kiểm soát triệu chứng và hạn chế tần số của các rối loạn. Hydroxyurea (Hydrea) được sử dụng để làm giảm các đợt cấp của cơn đau nhưng không có hiệu quả trên mọi bệnh nhân. Điều trị đợt cấp tính của bệnh bằng các phương pháp: truyền dịch, thở oxy, dùng thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu nhiễm trùng), và/hoặc truyền máu.

Nguyên nhân

Bệnh hồng cầu hình liềm (sickle cell disease) hay còn được gọi là thiếu máu hồng cầu hình liềm (sickle cell anemia) là một bệnh có tính chất di truyền qua nhiễm sắc thể lặn. Nguyên nhân là do gen quy định việc sản xuất ra hemoglobin (thành phần chủ yếu cấu tạo nên hồng cầu) bị đột biến. Chính vì vậy, hồng cầu ở những bệnh nhân này không có cấu trúc tròn và dẹt giống hình đĩa như bình thường mà có hình khuyết như trăng lưỡi liềm hoặc như chiếc liềm gặt lúa. Với cấu trúc bất thường như vậy nên hồng cầu khó di chuyển trong các vi mạch nhỏ, dễ bị đông vón gây tắc nghẽn và giảm khả năng gắn kết, chuyên chở oxy tới các mô. Khi hiện tượng tắc mạch xảy ra, khả năng viêm và nhiễm khuẩn cơ hội là rất lớn.

Phòng ngừa

Thiếu máu tế bào hồng cầu hình liềm là do đột biến gen tạo hemoglobin - một hợp chất giàu chất sắt làm cho máu có màu đỏ. Hemoglobin là thành phần của tất cả các tế bào hồng cầu. Nó cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến các bộ phận của cơ thể và thải carbon dioxide ở phổi.
Trong những trường hợp bình thường, cơ thể tạo hemoglobin lành mạnh được gọi là hemoglobin A. Những người có bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm tạo hemoglobin S - S là viết tắt của hồng cầu hình liềm.
Các gen tế bào hồng cầu hình liềm được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau trong kiểu di truyền được gọi là nhiễm sắc thể thường di truyền lặn. Điều này có nghĩa là cả cha và mẹ truyền khiếm khuyết gen cho trẻ em bị ảnh hưởng.
Những người có gen tế bào hồng cầu hình liềm, hemoglobin có một gen bình thường và một gen khiếm khuyết. Vì vậy, các cơ quan tạo ra tế bào hồng cầu bình thường và cả hemoglobin hồng cầu hình liềm. Máu có thể chứa một số tế bào hồng cầu hình liềm, nhưng thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi cả bố và mẹ mang gen bệnh có thể truyền các gen khiếm khuyết cho con cái.
Trong mỗi lần mang thai, hai vợ chồng cùng có gen hồng cầu hình liềm có:
  • 25% khả năng con không bị ảnh hưởng, với hemoglobin bình thường
  • 50% nguy cơ con mang gen bệnh.
  • 25% nguy cơ con thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Yếu tố nguy cơ

Nguy cơ thiếu máu hồng cầu hình liềm có tính di truyền. Các em bé được sinh ra mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có cả bố và mẹ mang gen tế bào hồng cầu hình liềm.
Gen này đặc biệt phổ biến ở người châu Phi, Tây Ban Nha, Địa Trung Hải, Trung Đông và Ấn Độ. Tại Hoa Kỳ, phổ biến nhất ở người da đen và người gốc Tây Ban Nha.

Điều trị

  1. Phát hiện ở trẻ sơ sinh

    • Yêu cầu làm điện ly hemoglobin ở trẻ sơ sinh, nếu thấy có hemoglobin S thì liệu pháp kháng sinh sớm với penicillin có thể làm giảm nguy cơ nhiễm phế cầu khuẩn.
  2. Tư vấn di truyền

    • Chẩn đoán trước sinh có thể thực hiện được bằng sinh thiết lá nuôi (rạch màng ối) và xét nghiệm ADN (nhân lên và cho tiếp xúc với một chất dò ADN). Việc phát hiện những đối tượng mang gen di truyền có thể thực hiện được bằng điện ly hemoglobin.
    • Ở những nước có tỉ lệ bệnh này cao, người ta thành lập những hội tư vấn cho bệnh nhân và gia đình họ.