Tên gọi khác: Vô kinh
Triệu chứng
Triệu chứng Mất kinh là Dấu hiệu chính của mất kinh là sự vắng mặt của chu kỳ kinh nguyệt
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể, bao gồm khám Phụ khoa và kiểm tra ngực.
Điều trị
Điều trị mất kinh tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất kinh. Trong một số trường hợp, thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp hormon khác có thể giúp tái khởi động chu kỳ kinh nguyệt
Tổng quan
Bệnh Mất kinh là gì?
Mất kinh (vô kinh) là tình trạng kinh nguyệt vắng mặt trong 3 chu kỳ liên tiếp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hoặc không xuất hiện kinh nguyệt ở những cô gái từ 15 tuổi trở lên. Nguyên nhân phổ biến nhất của mất kinh là có thai. Các nguyên nhân khác của Mất kinh bao gồm các vấn đề với cơ quan sinh sản hoặc với các tuyến giúp điều chỉnh nồng độ hormon. Điều trị các bệnh lý liên quan thường giải quyết được hiện tượng mất kinh.
Triệu chứng
Triệu chứng Mất kinh là Dấu hiệu chính của mất kinh là sự vắng mặt của chu kỳ kinh nguyệt. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất kinh, bệnh nhân có thể có các triệu chứng đi kèm như: núm vú tiết dịch, rụng tóc, đau đầu, thay đổi thị lực, rậm lông, đau vùng chậu, nổi mụn trứng cá.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể, bao gồm khám Phụ khoa và kiểm tra ngực.
Thử thai.
Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp X-quang để kiểm tra tử cung, buồng trứng và thận.
Làm các Xét nghiệm máu, bao gồm: kiểm tra chức năng tuyến giáp - đo lượng hormon kích thích tuyến giáp (TSH); kiểm tra chức năng buồng trứng - đo lượng hormon kích thích nang trứng (FSH); đo nồng độ hormon Prolactin - nồng độ thấp có thể là một dấu hiệu của khối u tuyến yên; kiểm tra nồng độ Nội tiết tố nam nếu có hiện tượng rậm lông và giọng nói trầm xuống.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra khối u tuyến yên.
Soi và sinh thiết tế bào tử cung.
Điều trị
Điều trị mất kinh tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất kinh. Trong một số trường hợp, thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp hormon khác có thể giúp tái khởi động chu kỳ kinh nguyệt. Vô kinh do Rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên có thể được điều trị bằng thuốc. Nếu khối u hoặc tình trạng tắc nghẽn các cơ quan liên quan là nguyên nhân, phẫu thuật có thể cần thiết.
Nguyên nhân
Vào cuối vòng kinh, niêm mạc tử cung (dạ con) là lớp lót bên trong tử cung sẽ dầy lên. Do giảm lượng nội tiết trong cơ thể ở cuối vòng kinh, các mạch máu xoắn lại và đứt, gây chảy máu, đồng thời lớp niêm mạc này cũng bị bong, chảy ra ngoài, người phụ nữ có hiện tượng hành kinh, gọi là kinh nguyệt vì hiện tượng này lặp lại có tính chất chu kỳ, diễn ra hằng tháng, thông thường 01 tháng 01 lần và trong một thời gian nhất định. Nếu đến thời gian dự kiến mà không thấy hiện tượng này, người phụ nữ đã bị mất kinh.
Phòng ngừa
Chu kỳ kinh nguyệt bị chi phối bởi một phức hợp các hormon (hormon của các tuyến nhỏ trong não như tuyến dưới đồi, tuyến yên: Estrogen và Progesterone của buồng trứng) và nếu chỉ có một trục trặc nào đó trong quá trình này cũng có thể làm mất kinh. Phụ nữ có thể mất kinh do:
Có thai: Trứng đã làm tổ trong lớp nội mạc tử cung và được nội mạc tử cung nuôi dưỡng nên không rụng để tạo thành kinh nguyệt.
Dùng thuốc tránh thai: Một số phụ nữ có thể không có kinh khi dùng thuốc tránh thai. Nếu ngừng uống thuốc thì sau 3-6 tháng, hiện tượng phóng noãn và hành kinh lại xảy ra.
Cho con bú: Thường không có kinh mặc dù vẫn có thể có phóng noãn, do đó có thể có thai. Phụ nữ không cho con bú hoàn toàn cần đề phòng có thai.
Stress: Những căng thẳng tâm trí ảnh hưởng tạm thời đến tuyến dưới đồi, có thể làm mất quá trình phóng noãn và mất kinh, chỉ khi sự căng thẳng tinh thần giảm đi mới có kinh trở lại.
Dùng một số thuốc như thuốc tránh thai các loại, thuốc Corticoid, thuốc chống trầm cảm, chống rối nhiễu tâm trí, chữa bệnh tuyến giáp, hóa liệu pháp.
Bệnh tật: Một số bệnh mãn tính, chỉ khi khỏi bệnh thì kinh nguyệt mới trở lại.
Mất cân bằng về hormon: Hội chứng buồng trứng đa nang làm cho nồng độ Estrogen và Androgen cao kéo dài, không lên xuống như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường vì tuyến yên giảm bài tiết hormon, không tạo được phóng noãn và kinh nguyệt. Hội chứng này hay đi kèm với béo phì, vô kinh hoặc chảy máu tử cung bất thường.
Suy dinh dưỡng: Người quá gầy dễ bị ngừng bài tiết Estrogen và ngừng phóng noãn. Phụ nữ bị chứng chán ăn hoặc chứng ăn quá nhiều do nguyên nhân thần kinh - tâm lý thường bị thiếu hụt Estrogen và mất kinh.
Vận động quá nhiều: Hay gặp vô kinh ở những phụ nữ luyện tập thể thao căng thẳng. Hormon Leptin báo cho não biết tỷ lệ mỡ của cơ thể và tỷ lệ này ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Thiểu năng tuyến giáp: Bệnh ở tuyến giáp có thể làm tăng hay giảm bài tiết Prolactin - một hormon sinh sản do tuyến yên bài tiết ra. Thay đổi về nồng độ hormon có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi và làm mất kinh.
U tuyến yên: U lành của tuyến yên có thể làm cho Prolactin được sản xuất quá nhiều, ảnh hưởng đến sự điều hòa kinh nguyệt. Loại u này hiếm gặp và thường có thể điều trị bằng thuốc.
Điều trị
Trao đổi với bác sĩ nếu bạn bị mất kinh nguyệt 3 lần hoặc nhiều hơn liên tục. Nên kiểm tra khả năng có thai.
Nếu kinh nguyệt của bạn không giống nhau mỗi tháng, ghi lại ngày đầu và kéo dài bao lâu, sau đó cung cấp thông tin cho bác sĩ.
Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh với chế độ ăn uống hàng ngày và rèn luyện.
Tìm ra thành viên trong gia đình có vấn đề kinh nguyệt tương tự.