1. Suy buồng trứng là bệnh gì?
Buồng trứng là nơi nuôi dưỡng, diễn ra sự phát triển của trứng, giúp trứng chín và thụ tinh được. Hơn thế buồng trứng còn tiết ra estrogen và progesterone. Estrogen có vai trò hình thành đặc điểm giới tính thứ cấp của nữ ở tuổi dậy thì và cho sự trưởng thành và duy trì các cơ quan sinh dục ở trạng thái chức năng trưởng thành của các cơ quan này. Progesterone tạo sự chuẩn bị cho tử cung mang thai, và tiết sữa ở tuyến vú. Các chức năng của progesterone cùng với estrogen làm thúc đẩy những thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt trong nội mạc tử cung. Cũng như bất kì bộ phận nào trong cơ thể, buồng trứng cũng có “tuổi” và cũng đến giai đoạn bị “lão hóa”. Thông thường, buồng trứng có dấu hiệu lão hóa khi người phụ nữ ở vào thời kì mãn kinh. Lúc này, hai buồng trứng không hoạt động được như bình thường. Lão hóa buồng trứng (hay còn được hiểu là suy buồng trứng sớm) chỉ tình trạng mất chức năng bình thường của buồng trứng trước tuổi 40. Nếu buồng trứng suy, nó không sản xuất số lượng hormone estrogen và trứng bình thường. Vô sinh là một kết quả chung của tình trạng này.
Suy buồng trứng khác với mãn kinh sớm. Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm có thể có kinh nguyệt không đều hoặc thường xuyên trong nhiều năm và thậm chí có thể có thai. Phụ nữ mãn kinh sớm với dừng có thời gian và không thể có thai.
2. Các dấu hiệu nhận biết Suy buồng trứng
Suy buồng trứng sớm là tình trạng các chức năng của buồng trứng bị suy giảm và lão hóa trước 40 tuổi. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, suy giảm chức năng buồng trứng sớm có thể là bệnh bẩm sinh hoặc cũng có thể khởi phát khi bước vào tuổi dậy thì.
Các dấu hiệu sau thường nhận thấy ở phụ nữ bị suy buồng trứng như:
- Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít hoặc không ổn định trong khoảng thời gian dài, có thể là không có kinh
- Các triệu chứng tương tự như ở tuổi mãn kinh: Bốc hỏa, hay đổ mồ hôi vào ban đêm
- Giảm chức năng sinh lý, âm đạo khô, ít có ham muốn tình dục
- Rối loạn tiết niệu dẫn đến tình trạng són tiểu hoặc đi tiểu quá nhiều.
- Nếu siêu âm có thể thấy buồng trứng nhỏ và không phát triển
- Nếu Xét nghiệm máu có thể thấy nồng độ hormone estrogen giảm
Ngoài Rối loạn kinh nguyệt và các dấu hiệu nêu trên, biến chứng nguy hiểm của suy buồng trứng sớm có thể là gây ra tình trạng loãng xương, bệnh trầm cảm và thậm chí là vô sinh.
3. Nguyên nhân suy buồng trứng
Một số nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm bao gồm:
- Mắc Viêm tuyến giáp và các bệnh lý Tự miễn khác
- Mắc các bệnh buộc phải điều trị, phẫu thuật cắt bỏ một hoặc hai bên buồng trứng, dẫn đến rối loạn và suy giảm chức năng của buồng trứng sớm
- Bị Mất kinh đột ngột với các biểu hiện như lượng kinh ít, chu kỳ kinh thưa...
- Bị nhiễm một số loại virus ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng HSV, virus quai bị, ...
- Cơ thể giảm cân quá mức và đột ngột, làm ảnh hưởng đến nồng độ estrogen gây rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh, suy buồng trứng sớm
- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, ...
- Thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng quá mức và lâu ngày có thể ảnh hưởng đến Nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến suy giảm chức năng của buồng trứng.
4. Điều trị suy buồng trứng
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cả mục đích điều trị mà bác sĩ sẽ tìm ra phác đồ phù hợp nhất để chữa trị.
Nếu như bị thiếu hụt estrogen: Việc cần thiết phải ngăn ngừa hệ lụy bị loãng xương và làm giảm các triệu chứng người bệnh gặp phải như: đau bụng, nóng ran. Sau đó phải tiến hành thay thế những estrogen buồng trứng đã bị ngưng sản xuất, bằng cách dùng thuốc estrogen dưới dạng viên hoặc dưới dạng gel hay miếng vá để khôi phục lại chức năng của buồng trứng. Đồng thời bổ sung progesterone để bảo vệ cho nội mạc tử cung tức là niêm mạc tử cung ở người nữ.
Bổ xung Can-xi và vitamin D, Omega 3: Đây là ba chất Dinh dưỡng rất quan trọng để ngăn ngừa sự loãng xương, yếu xương có thể bổ sung bằng thuốc hoặc dưới dạng thực phẩm ăn hàng ngày.
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị tích cực nào có thể cải thiện khả năng sinh sản của những người mắc bệnh suy buồng trứng. Hầu hết mọi người đều phải áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản tân tiến tại các bệnh viện chuyên sâu.
5. Bị suy giảm buồng trứng muốn có con thì phải làm thế nào?
Do hiện nay chưa có phương pháp điều trị giúp phục hồi chức năng của buồng trứng, do đó, phần lớn các phụ nữ bị suy giảm buồng trứng muốn có con phải áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để hỗ trợ sinh sản. Sau khi thăm khám bác sĩ và được xét nghiệm để chẩn đoán có bị suy buồng trứng không, tùy vào từng trường hợp và mức độ suy giảm chức năng của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Suy buồng trứng được coi là “thủ phạm” dẫn đến vô sinh nữ. Do chưa có phương pháp điều trị tích cực nên người bệnh nếu muốn sinh con phần lớn phải thụ tinh trong ống nghiệm.
Để giúp khách hàng phát hiện và điều trị sớm các bệnh phụ khoa khác, Bệnh viện Hỗ trợ sinh sản và Nam học Đức Phúc có Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, giúp khách hàng phát hiện bệnh sớm các bệnh lý viêm nhiễm giúp điều trị dễ dàng, không tốn kém. Sàng lọc phát hiện sớm ung thư phụ khoa (Ung thư cổ tử cung) ngay cả khi chưa có triệu chứng.
Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản dành cho khách hàng là nữ giới, không giới hạn độ tuổi và có thể có những triệu chứng như sau:
- Chảy máu bất thường vùng âm đạo
- Gặp vấn đề về kinh nguyệt: chu kỳ kéo dài bất thường, kinh nguyệt không đều
- Dịch âm đạo bất thường (có mùi hôi, màu sắc khác bình thường)
- Đau, Ngứa vùng kín
- Khách hàng nữ có một vài yếu tố nguy cơ như vệ sinh cá nhân không tốt, quan hệ Tình dục không an toàn, nạo phá thai,...
- Khách hàng nữ có triệu chứng khác như: Dịch âm đạo bất thường, ngứa, đau vùng kín, chảy máu âm đạo bất thường.