Tên gọi khác: Viêm nấm âm đạo
Triệu chứng
Ngứa ngáy khó chịu và mẩn đỏ xung quanh vùng âm đạo.
Chẩn đoán
- Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
- Mẫu khí hư có thể được xét nghiệm dưới kính hiển vi để tìm nấm Candida.
Điều trị
Điều trị Viêm âm đạo do nấm hay Viêm nấm âm đạo bao gồm kem bôi âm đạo OTC như Miconazole (Monistat), Clotrimazole (Lotrimin), Butoconazole (Gynazole) và Terconazole (Terazol)
Tổng quan
Viêm âm đạo do nấm hay Viêm nấm âm đạo là bệnh gì?
Nấm âm đạo gây ra bởi nấm Candida Albicans. Đây là vi sinh vật ký sinh ở một số nơi trên da và bên trong âm đạo. Môi trường axit trong âm đạo sẽ làm cho nấm không bùng phát nhưng nếu môi trường âm đạo bị kiềm hóa vì một lý do nào đó, nấm sẽ phát triển mạnh gây ra căn bệnh này. Có khoảng 75% phụ nữ bị Viêm âm đạo do nấm ít nhất một lần và 40 - 45% mắc bệnh từ hai lần trở lên trong đời.
Triệu chứng
- Ngứa Ngáy khó chịu và mẩn đỏ xung quanh vùng âm đạo.
- Xuất hiện nhiều khí hư màu trắng bột hay vón đặc, nhiễm khuẩn có mùi hôi khó chịu.
- Đau khi đi tiểu và quan hệ tình dục.
Chẩn đoán
- Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
- Mẫu khí hư có thể được xét nghiệm dưới kính hiển vi để tìm nấm Candida.
- Sử dụng dung dịch KOH để xét nghiệm.
Điều trị
Điều trị Viêm âm đạo do nấm hay Viêm nấm âm đạo bao gồm kem bôi âm đạo OTC như Miconazole (Monistat), Clotrimazole (Lotrimin), Butoconazole (Gynazole) và Terconazole (Terazol).
Các phương pháp khác bao gồm thuốc theo toa như Fluconazole (Diflucan), viên đặt âm đạo và các loại kem bôi âm đạo khác.
Nguyên nhân
Có khoảng 75% phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm ít nhất một lần và 40- 45% mắc bệnh từ hai lần trở lên trong đời.
Khi bị viêm âm đạo do nấm, khí hư ra nhiều, có mùi hôi, âm đạo đỏ và ngứa. Tình trạng này không nguy hiểm nhưng khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Phòng ngừa
Thường do nấm Candida Albican.
Điều trị
Vệ sinh đúng cách:
- Chỉ nên chùi giấy từ trước ra sau: Khi đi vệ sinh bạn nên nhớ đừng bao giờ chùi giấy từ sau ra trước vì nếu làm như vậy bạn đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập lên âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Không tự ý thụt rửa âm đạo: Thụt rửa âm đạo không đúng cách sẽ gây mất cân bằng vi khuẩn (vi khuẩn có lợi) cư trú tại âm đạo, tiêu diệt những vi khuẩn gây hại và làm mất cân bằng độ pH của âm đạo, gây nên tình trạng viêm nhiễm.
- Vệ sinh thường xuyên vùng kín và luôn giữ khô thoáng.
- Nên tắm bằng vòi sen và tránh ngâm mình lâu trong nước và tránh tắm bằng những chất tạo bọt.
Mặc quần áo thích hợp: Sử dụng đồ thoáng, nhẹ, chất liệu cotton…v.v.
Không sử dụng kháng sinh thường xuyên hoặc kéo dài.
Khám phụ khoa định kỳ.
Khác.
Nếu bị bệnh tiểu đường: cố gắng giữ đường huyết ở mức bình thường.