Mục lục:

Làm gì nếu bị nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai?

Nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai là một tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ, bệnh gây ra tình trạng ngứa vùng kín, ra nhiều dịch tiết, khí hư bất thường,... Nếu nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai không được điều trị dứt điểm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Nhiễm khuẩn âm đạo khi Mang thai có nguy hiểm?

Nhiễm khuẩn âm đạo là một tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ có thai, thường gặp nhất là trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

Nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai gây viêm âm đạo, sản phụ sẽ có các triệu chứng như Ngứa vùng âm đạo, đau rát, sưng tấy, huyết trắng ra nhiều hơn bình thường, dịch nhầy xuất hiện các bột trắng bám trên quần lót, khí hư có mùi hôi tanh khó chịu, cơ thể rất mệt mỏi, khó chịu, vùng kín bị đau rát khi giao hợp hoặc tiểu tiện.

Tuy nhiên, một số sản phụ bị Viêm âm đạo khi mang thai nhưng lại không có triệu chứng, gây khó khăn cho phát hiện bệnh và điều trị.

2. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn âm đạo

Các nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo trong thời kỳ này là:

  • Sự tăng nồng độ nội tiết tố và thay đổi pH âm đạo làm hệ nấm men và vi khuẩn sống trong âm đạo bị mất cân bằng.
  • Vệ sinh cá nhân không đúng cách, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, thụt rửa âm đạo quá sâu
  • Quan hệ Tình dục không an toàn, mắc các bệnh lây qua đường tình dục
Làm gì nếu bị nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai? - ảnh 1
Quan hệ tình dục không an toàn, mắc các bệnh lây qua đường tình dục

Các nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo trong thời kỳ này là:

  • Sự tăng nồng độ nội tiết tố và thay đổi pH âm đạo làm hệ nấm men và vi khuẩn sống trong âm đạo bị mất cân bằng.
  • Vệ sinh cá nhân không đúng cách, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, thụt rửa âm đạo quá sâu
  • Quan hệ tình dục không an toàn, mắc các bệnh lây qua đường tình dục

Bị Viêm âm đạo khi mang thai, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Tùy vào tác nhân gây bệnh mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau:

  • Nguyên nhân do nấm Candida: Candida là nấm có bên trong âm đạo, trong điều kiện pH âm đạo bình thường, chúng hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên trong thời kỳ mang thai, pH âm đạo thay đổi, nấm có điều kiện sinh sôi, phát triển, gây viêm nhiễm. Viêm âm đạo do nấm Candida điều trị không khó tuy nhiên bệnh rất dễ tái phát. Nếu điều trị không dứt điểm, nấm vẫn còn khi sinh con qua đường âm đạo, nấm có thể gây viêm da do nấm, nguy hiểm hơn có thể gây Viêm phổi do nấm ở trẻ sơ sinh.
  • Nguyên nhân do vi khuẩn Bacterial Vaginosis (BV): Đây là một nguyên nhân rất thường gặp, cứ 5 phụ nữ có thai sẽ có một người bị Viêm âm đạo do vi khuẩn BV. Các sản phụ mắc bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn nước ối, vỡ ối sớm, tăng nguy cơ Sinh non và sảy thai, viêm màng tử cung sau sinh, trẻ sinh ra bị nhẹ cân.
  • Nguyên nhân do Lậu cầu: Khi bị nhiễm Lậu cầu, sản phụ sẽ gặp các triệu chứng như Ngứa vùng kín, tiểu gắt, tiểu đục kèm mủ, huyết trắng nặng mùi, đau vùng bụng dưới. Nếu không được điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, nguy cơ Sinh non tăng lên khoảng 8% so với bà mẹ không nhiễm khuẩn, trẻ sinh ra nhẹ cân do suy dinh dưỡng bào thai, mắt trẻ có nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập khi sinh qua đường âm đạo gây giảm thị lực, mù lòa.

3. Làm gì nếu bị Viêm âm đạo khi mang thai?

Một số phụ nữ tuy bị viêm âm đạo khi mang thai nhưng biểu hiện không rõ ràng nên nhầm lẫn là biểu hiện bình thường của thai kỳ. Số khác, tuy cơ thể có xuất hiện các triệu chứng như ngứa vùng kín, khí hư,... nhưng do chủ quan hoặc sợ điều trị dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến em bé nên không đi khám. Đây là những cách xử trí sai lầm.

Để tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và em bé, các mẹ cần đi khám thai và khám phụ khoa đều đặn, khi nhận thấy vùng kín có các dấu hiệu viêm nhiễm cần đi khám kịp thời. Bác sĩ có thể cho chỉ định lấy bệnh phẩm từ vùng kín để đưa đi xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh. Tùy theo nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Làm gì nếu bị nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai? - ảnh 2
khám thai và khám phụ khoa đều đặn để bé và mẹ khỏe mạnh

Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định là viên đặt phụ khoa hoặc thuốc bôi tại chỗ. Ngoài ra, một số bài thuốc dân gian, như xông với lá trầu không, lá lốt cũng có tác dụng diệt khuẩn âm đạo tốt. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai cần hết sức cẩn trọng trong sử dụng thuốc, phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nếu sử dụng thêm các phương thức điều trị khác cần tham khảo ý kiến của bác sĩ phương pháp đó có phù hợp với bản thân mình không.

Vệ sinh đúng cách cũng là một cách phòng ngừa bệnh. Để tránh bệnh nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai, lưu ý một số điểm sau đây để giữ gìn vệ sinh thật tốt:

  • Không ngâm mình trong nước ao hồ hoặc những vùng nước bẩn, không tắm bồn lâu.
  • Chỉ dùng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ rửa phía ngoài vùng kín, tuyệt đối không thụt rửa sâu âm đạo vì có thể gây tổn thương âm đạo và xuất huyết tử cung.
  • Trước và sau khi quan hệ tình dục, hai vợ chồng cần vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ.
  • Sau khi đi vệ sinh, phải làm sạch vùng kín bằng khăn bông mềm.
  • Chọn đồ lót làm từ các chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt, tránh mặc đồ lót quá chật.
  • Hạn chế ăn đường, đồ ngọt vì có thể làm tăng lượng bài tiết dịch âm đạo, ăn nhiều sữa chua có thể giúp ngăn ngừa viêm âm đạo khi mang thai hiệu quả.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung