Viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa cấp tính là một loại nhiễm trùng tai gây đau. Bệnh xảy ra khi vùng phía sau màng nhĩ, được gọi là tai giữa, bị viêm và nhiễm trùng.

Tên gọi khác: Viêm tai giữa cấp tính

Chẩn đoán

Bác sĩ dùng ống soi tai để nhìn vào tai trẻ nhằm phát hiện:

  • Tấy đỏ

  • Sưng tấy

  • Máu

  • Mủ

  • Dịch trong tai giữa

  • Thủng màng nhĩ

Tổng quan

Viêm tai giữa cấp tính là bệnh gì?

Viêm tai giữa cấp tính là một loại Nhiễm trùng tai gây đau. Bệnh xảy ra khi vùng phía sau màng nhĩ, được gọi là tai giữa, bị viêm và nhiễm trùng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của Viêm tai giữa cấp tính là gì?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có các triệu chứng sau:

  • Khóc

  • Cáu gắt

  • Mất ngủ

  • Bứt rứt và khó chịu ở tai

  • Đau tai

  • Đau đầu

  • Đau cổ

  • Có cảm giác vật nào đó nở ra trong tai

  • Chảy dịch/mủ từ tai

  • Sốt

  • Ói mửa

  • Tiêu chảy

  • Mất thăng bằng

  • Mất thính lực

Viêm tai giữa cấp tính - Ảnh minh họa 1
Viêm tai giữa cấp tính - Ảnh minh họa 2
Viêm tai giữa cấp tính - Ảnh minh họa 3
Viêm tai giữa cấp tính - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp tính là gì?

Vòi Ót-tát là ống chạy từ tai giữa đến sau cổ họng. Viêm tai giữa cấp tính xảy ra khi ống eustachian của con bạn bị sưng hoặc tắc, làm kẹt dịch ở tai giữa. Dịch bị mắc kẹt có thể bị nhiễm trùng. Ở trẻ nhỏ, vòi Ót-tát ngắn hơn và ngang hơn so với trẻ lớn và người lớn. Điều này làm cho trẻ dễ bị nhiễm trùng hơn.

Vòi Ót-tát có thể bị sưng hoặc tắc nghẽn vì nhiều lý do, chẳng hạn như:

  • Dị ứng

  • Cảm lạnh

  • Bệnh cúm

  • Nhiễm trùng xoang

  • Nhiễm trùng hoặc phì đại VA

  • Hút thuốc lá

  • Uống khi nằm (ở trẻ sơ sinh)

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc viêm tai giữa cấp tính?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa cấp tính như:

  • Trẻ từ 6-36 tháng tuổi

  • Trẻ dùng núm vú giả

  • Đi nhà trẻ

  • Bú bình

  • Uống trong khi nằm (trẻ sơ sinh)

  • Tiếp xúc với khói thuốc lá

  • Tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm mức độ cao

  • Trải qua thay đổi độ cao

  • Trải qua thay đổi khí hậu

  • Ở nơi có khí hậu lạnh

  • Bị cảm lạnh, cảm cúm, xoang và nhiễm trùng tai gần đây

Di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa cấp tính.

Phòng ngừa

Thói quen sinh hoạt nào giúp bạn phòng ngừa viêm tai giữa cấp tính?

Bạn có thể giúp trẻ hạn chế nguy cơ mắc viêm tai giữa cấp tính bằng cách:

  • Rửa tay cho trẻ và đồ chơi để hạn chế nguy cơ bị cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp

  • Tránh khói thuốc lá

  • Tiêm phòng cúm theo mùa và vắc xin phế cầu khuẩn

  • Cho trẻ bú sữa mẹ

  • Tránh cho trẻ dùng núm vú giả

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm tai giữa cấp tính?

Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm sau đây để chẩn đoán viêm tai giữa cấp tính:

Ống soi tai

Bác sĩ dùng ống soi tai để nhìn vào tai trẻ nhằm phát hiện:

  • Tấy đỏ

  • Sưng tấy

  • Máu

  • Mủ

  • Dịch trong tai giữa

  • Thủng màng nhĩ

Đo màng nhĩ

Trong thử nghiệm đo màng nhĩ, bác sĩ sử dụng một dụng cụ nhỏ để đo áp suất không khí trong tai của con bạn và xác định xem màng nhĩ bị thủng hay chưa.

Phản xạ kế

Trong một bài phản xạ kế, bác sĩ sử dụng một dụng cụ nhỏ tạo ra âm thanh gần tai trẻ. Bác sĩ có thể xác định xem có dịch trong tai hay không bằng cách lắng nghe âm thanh phản xạ từ tai.

Kiểm tra thính giác

Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm thính giác để xác định xem con bạn có bị mất thính lực hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm tai giữa cấp tính?

Hầu hết các tình trạng viêm tai giữa cấp tính có thể được điều trị mà không cần dùng kháng sinh. Bác sĩ thường đề nghị điều trị tại nhà với thuốc giảm đau trước khi dùng kháng sinh để tránh lạm dụng thuốc kháng sinh và mắc các tác dụng phụ của thuốc.

Bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị tại nhà cho trẻ như:

  • Áp khăn ẩm và ấm lên tai bị viêm

  • Dùng các thuốc nhỏ tai không kê đơn

  • Dùng các thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen (Advil, Motrin) và acetaminophen (Tylenol)

Thuốc

Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số thuốc nhỏ tai để giảm đau, cùng với các thuốc giảm đau khác. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh nếu các triệu chứng của bạn không biến mất sau một vài ngày điều trị tại nhà.

Phẫu thuật

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu nhiễm trùng của con bạn không đáp ứng với các phương pháp điều trị hoặc nếu con bạn bị nhiễm trùng tai tái phát. Lựa chọn phẫu thuật cho viêm tai giữa cấp tính bao gồm:

  • Cắt VA: bác sĩ có thể khuyên cắt VA cho con bạn nếu VA bị phì đại hoặc nhiễm trùng và trẻ bị nhiễm trùng tai tái phát.

  • Phẫu thuật ống tai: bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật chèn các ống nhỏ vào tai trẻ để dẫn dịch và không khí từ tai giữa ra.