Tên hoạt chất: Rau chân vịt
Tác giả: Lan Quan
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Tên gốc: Rau chân vịt
Tên gọi khác: Cải bó xôi
Tên khoa học: Spinacia oleracea
Tên tiếng Anh: Spinach
Tác dụng
Tìm hiểu chung về rau chân vịt
Rau chân vịt là rau gì?
Cải bó xôi (rau chân vịt) là một thành viên của họ rau dền, có nguồn gốc từ Trung Đông, được trồng ở Ba Tư cách đây hàng nghìn năm. Loại rau này được đưa vào trồng ở Trung Quốc cách đây khoảng 1.500 năm. Nó đã thâm nhập vào châu Âu vài trăm năm sau đó và nhanh chóng có mặt trong nhiều món ăn.
Rau chân vịt là một loại rau ăn lá giàu khoáng chất như kali, kẽm, magiê, sắt, canxi… cùng các loại vitamin như folate, niacin, vitamin A, vitamin B6, vitamin C, vitamin K, vitamin B1 (thiamine), vitamin B2 (riboflavin) và nhiều vitamin thiết yếu khác. Đây là một loại rau rất có lợi cho sức khỏe với hàm lượng chất béo thấp, bạn có thể dùng để chế biến các món như: salad, xào hay nấu canh, chiên trứng…
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100g Rau chân vịt chứa 28,1µg vitamin C, đáp ứng được 34% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày của loại vitamin này.
Rau chân vịt dùng để làm gì?
Nhiều báo cáo cho thấy rau chân vịt có liên quan đến tính chất chống oxy hóa của nó. Loại rau này có thể đóng một vai trò trong việc phòng ngừa ung thư, bệnh tim mạch, Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, thoái hóa hệ thống miễn dịch và thần kinh…
Rau chân vịt có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc Dược sĩ để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động của rau chân vịt là gì?
Rau chân vịt có chứa vitamin và các chất Dinh dưỡng khác. Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Dạng bào chế của rau chân vịt
Hiện loại thảo dược này có các dạng bào chế là thực phẩm bổ sung. Song rau chân vịt được sử dụng rộng rãi chủ yếu như một loại rau.
Liều dùng
Liều dùng rau chân vịt
Liều dùng thông thường của rau chân vịt là gì?
Liều dùng của rau chân vịt có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Rau chân vịt có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của rau chân vịt
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng rau chân vịt?
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ khi dùng loại rau này như một loại thảo dược, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Cảnh báo
Thận trọng khi dùng rau chân vịt
Trước khi dùng rau chân vịt, bạn nên biết những gì?
Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:
Bạn có thai hoặc cho con bú và chỉ dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây rau chân vịt, các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng rau chân vịt với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của rau chân vịt như thế nào?
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Rau chân vịt an toàn cho phụ nữ trong thai kỳ và cho con bú khi sử dụng với liều lượng trong thực phẩm. Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể đánh giá loại rau này có an toàn không với liều lớn hơn có trong thuốc.
Trẻ em: Rau chân vịt không an toàn khi dùng cho trẻ nhỏ dưới bốn tháng tuổi. Chất nitrat trong loại rau này đôi khi gây ra rối loạn máu ở trẻ nhỏ.
Dị ứng: Những người nhạy cảm với một số loại nấm mốc hoặc latex có thể có phản ứng dị ứng với loại rau này.
Bệnh đái tháo đường: Rau chân vịt có thể làm giảm lượng đường trong máu. Một số bác sĩ lo lắng rằng rau chân vịt có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp nếu người sử dụng có bệnh đái tháo đường. Nếu bạn sử dụng rau chân vịt với liều lượng có trong thuốc và dùng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, hãy theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu. Liều thuốc đái tháo đường của bạn có thể cần phải thay đổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bệnh thận: Rau chân vịt giàu kali nên việc dùng loại rau này quá nhiều có thể gây hại cho những người có vấn đề về thận. Nguyên nhân là những tinh thể kali có thể hình thành trong thận, không tan và khiến bệnh thận trở nên trầm trọng hơn.
Phẫu thuật: Rau chân vịt có thể làm giảm lượng đường trong máu. Một số bác sĩ lo lắng rằng nó có thể can thiệp vào kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng rau chân vịt với liều lượng có trong thuốc ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Tương tác
Tương tác với rau chân vịt
Rau chân vịt có thể tương tác với những gì?
Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng rau chân vịt.
Rau chân vịt có thể tương tác với các sản phẩm như:
Các thuốc trị bệnh đái tháo đường
Loại rau này có thể làm giảm lượng đường trong máu. Thuốc đái tháo đường cũng được sử dụng để làm hạ đường huyết. Dùng rau chân vịt cùng với thuốc đái tháo đường có thể gây ra hiện tượng lượng đường trong máu quá thấp. Theo dõi chặt chẽ đường huyết của bạn. Liều thuốc đái tháo đường của bạn có thể cần phải thay đổi.
Một số thuốc dùng cho bệnh đái tháo đường bao gồm glimepiride (Amaryl®), glyburide (DiaBeta®, Glynase® PresTab, Micronase®), insulin, pioglitazone (Actos®), rosiglitazone (Avandia®), chlorpropamide (Diabinese®), glipizide (Glucotrol®), tolbutamide (Orinase®).
Warfarin (Coumadin®) tương tác với rau chân vịt
Rau chân vịt có chứa một lượng lớn vitamin K. Đây là vitamin được cơ thể sử dụng để giúp máu đông. Trong khi đó, thuốc warfarin (Coumadin®) được sử dụng để làm chậm đông máu. Bằng cách giúp máu đông, rau chân vịt có thể làm giảm hiệu quả của warfarin (Coumadin®), bạn nên nhớ kiểm tra máu thường xuyên. Có thể cần phải thay đổi liều của warfarin (Coumadin®).
Nguồn tham khảo
Rau chân vịt, http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-3