Bệnh sởi có lây không - Những biến chứng nguy hiểm

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp, do vi-rút sởi gây ra. Vậy bệnh Sởi có lây không, và những biến chứng của bệnh sởi là gì?
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Bệnh sởi là gì?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus thuộc họ paramyxovirus gây ra và có khả năng lây từ người sang người. Người mắc bệnh có các triệu chứng như Sốt cao, phát ban, đau nhức cơ thể, Ho khan, chảy nước mũi… Tuy bệnh sởi ít gây tử vong nhưng virus gây nên căn bệnh này lại rất nguy hiểm khiến người bệnh dễ gặp phải các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Do đó, bạn cần nắm vững kiến thức về căn bệnh này để biết cách phòng tránh hoặc điều trị hiệu quả nếu chẳng may mắc bệnh.

2. Các triệu chứng của bệnh sởi

Bệnh sởi thường nhẹ. Các triệu chứng bắt đầu từ 16 đến 18 ngày sau khi bị phơi nhiễm(tiếp xúc với người bệnh Sởi). Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): 2-4 ngày. Người bệnh thường Sốt cao, ho, chảy nước mũi và mắt đỏ kèm nhèm do viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi Ho ông ổng và khàn tiếng do có Viêm thanh quản cấp,
  • Giai đoạn toàn phát(giai đoạn phát ban): Kéo dài 2-5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày bắt đầu phát ban dạng Sởi: ban mọc tuần tự từ đầu đến chân: ban hồng sờ có dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Đôi khi phát ban kèm theo ngứa. Khi ban mọc đến chân thì sốt giảm dần nếu không có biến chứng.
  • Giai đoạn hồi phục( Giai đoạn ban bay): Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng bệnh sởi thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.

Bệnh sởi có lây không - Những biến chứng nguy hiểm - ảnh 1

Khi một người bị nhiễm bệnh, vi-rút lây lan khắp cơ thể trong khoảng 5 - 7 ngày. Các triệu chứng thường xuất hiện 2 đến 3 tuần sau khi tiếp xúc. Tuy nhiên, báo cáo cho thấy khoảng một nửa số người mắc bệnh không có triệu chứng nào nhưng vẫn có khả năng lây lan virus cho người khác.

3. Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi do virus gây ra, rất dễ lây truyền qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc có tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc dịch tiết mũi họng của người bệnh. Giai đoạn người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác xảy ra từ 4 ngày trước – 4 ngày sau khi bị phát ban.

Vì dễ dàng lây qua đường tiếp xúc thông thường nên virus sởi có nguy cơ lây lan nhanh chóng trên diện rộng nên có thể tạo thành đại dịch. Một người mắc sởi có thể lây truyền cho khoảng 20 người khác.

Ngoài ra, bệnh sởi còn có thể lây từ mẹ sang con qua đường máu trong quá trình mang thai.

Do đó, nếu bạn mắc bệnh, bạn đã bị nhiễm từ 1 tuần trước và cho đến 1 tuần sau khi phát ban xuất hiện.

Bạn có thể giúp ngăn chặn căn bệnh lây lan bằng cách:

  • Hạn chế đến trường học, nơi làm việc hoặc những nơi khác đông dân cư mà bạn có thể lây nhiễm
  • Che miệng khi ho và hắt hơi.

Bất cứ ai chưa từng bị bệnh sởi hoặc chưa bao giờ tiêm phòng bệnh sởi đều có thể mắc bệnh. Trẻ em dưới 12 tháng tuổi có nguy cơ cao hơn vì chưa được tiêm vắc xin.

4. Bệnh sởi có nguy hiểm không?

Thực tế, bệnh sởi là bệnh có tiến triển rất nhanh, nặng và có thể gây biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc mắc sẵn các bệnh như tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính hay những bệnh liên quan đến vấn đề suy giảm hệ miễn dịch (HIV/AIDS). Ở những trẻ này, sức đề kháng kém, khi mắc sởi, hệ miễn dịch bị suy giảm nhanh chóng khiến bé nhanh xuống sức và bệnh chuyển biến nặng.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2017, trên thế giới có khoảng 110.000 bệnh nhân sởi bị tử vong, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi.

5. Biến chứng của bệnh sởi

Khi bị bệnh sởi, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Viêm tai giữa: Đây là biến chứng thường gặp của người bị sởi, xảy ra với tỷ lệ 1/10 trẻ mắc bệnh.
  • Viêm thanh quản: Biến chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn khởi phát bệnh sởi, gây đau họng, khó thở do thanh quản co thắt. Ngoài ra, có những trường hợp bội nhiễm khiến người bệnh sốt cao, khản tiếng, khó thở, tím tái…
  • Viêm phổi: Đây là biến chứng phổ biến của bệnh sởi. Những người có hệ thống miễn dịch bị thương tổn có thể gặp biến chứng viêm phổi nặng khi bị bệnh sởi, thậm chí gây tử vong. Viêm phổi có thể xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/20 trẻ mắc bệnh. Biểu hiện khi trẻ gặp biến chứng này là khó thở, sốt rất cao.
  • Viêm não: Biến chứng này có nguy cơ xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/1.000 trẻ mắc bệnh. Viêm Não là biến chứng rất nguy hiểm và để lại di chứng cao. Biến chứng này có thể khiến trẻ bị hôn mê, co giật, gây tử vong hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, thể chất của trẻ sống sót.
  • Viêm màng não: Việc mắc bệnh sởi có thể khiến trẻ bị viêm tai do bội nhiễm dẫn đến mắc bệnh viêm màng não thanh dịch hoặc viêm màng não mủ.
  • Tiêu chảy hoặc ói mửa: Tình trạng trẻ bị tiêu chảy sau khi mắc bệnh sởi thường nguy hiểm và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với tiêu chảy cấp do virus thông thường gây ra. Mờ hoặc Loét giác mạc có thể gây mù lòa: Có thể xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A. Đặc biệt, đối với trẻ ở những vùng khó khăn, thiếu cơ sở y tế (ở châu Phi sởi là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa).
  • Sẩy thai, sinh non, Thai chết lưu hoặc trẻ sinh nhẹ cân: Nếu phụ nữ mang thai mắc sởi cần được chăm sóc đặc biệt vì căn bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng này.

6. Bệnh sởi được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh sởi bằng cách:

  • Khám lâm sàng: tìm dấu hiệu sốt, mắt đỏ kèm nhèm viêm kết mạc, viêm long đường hô hấp trên, phát ban dạng Sởi, khám toàn thân...
  • Hỏi bạn nếu bạn đã tiếp xúc với một người có bệnh sởi trước khi bị bệnh.
  • Xét nghiệm máu để đánh giá phản ứng cơ thể và chẩn đoán căn nguyên Sởi .

Điều quan trọng là bạn cần phải báo ngay cho nhân viên y tế khi bạn nghi ngờ mình có thể mắc virus sởi để kịp thời điều trị cũng như cách ly với các khu vực đông dân sinh sống, tránh lây nhiễm gây bùng phát dịch bệnh.

  • Điều Trị
  • Nguyên tắc
  • Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ
  • Người bệnh mắc sởi cần được cách ly.
  • Phát hiện và điều trị sớm biến chứng.

Điều trị bệnh sởi

  • Sử dụng thuốc giảm đau để giảm sốt và đau cơ
  • Nghỉ ngơi để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn
  • Uống nhiều nước (sáu đến tám ly nước mỗi ngày)
  • Bổ sung vitamin A

7. Cách phòng ngừa bệnh sởi như thế nào?

Tiêm vắc-xin là cách duy nhất để ngăn ngừa mắc bệnh sởi. Vắc-xin bệnh sởi là một phần của vắc-xin ngừa sởi, có tác dụng chống quai bị, bệnh sởi cũng như bệnh sởi. Vắc-xin ngừa sởi thường được tiêm cho trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và tiêm lại vào lúc 4-6 tuổi. Người trưởng thành và trẻ lớn chưa miễn dịch cần phải tiêm vắc-xin ngừa sởi. Đặc biệt là các nhân viên y tế, cũng phải được miễn dịch với bệnh sởi. Những phụ nữ dự định có con và những người chưa miễn dịch cần tiêm vắc-xin ngừa sởi ít nhất 1 tháng trước khi có thai.

Phản ứng bất lợi sau tiêm chủng nói chung là nhẹ. Chúng có thể bao gồm đau và đỏ tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, phát ban và đau cơ.

Ngoài ra, để giảm nguy cơ lây lan bạn có thể chú ý

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm
  • Sử dụng khăn giấy khi bạn ho hoặc hắt hơi
  • Cách li nếu bạn nghi ngờ bị nhiễm virus bệnh sởi.

Bệnh sởi là căn bệnh truyền nhiễm, rất dễ lây lan qua đường hô hấp và bùng phát thành dịch. Đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ em chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân đó là tiêm phòng vắc-xin bệnh sởi đầy đủ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy đặt câu hỏi cho bác sĩ, phòng khám, bệnh viện trên bcare để được giải đáp.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung