Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Bệnh tiểu đường và tổn thương gân

01/06/2021
Bệnh tiểu đường và tổn thương gân

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường nhưng cảm thấy đau không di chuyển được thì đó có thể là do vấn đề liên quan đến gân. Khi lượng đường trong máu cao có đóng vai trò trong việc kích thích ảnh hưởng đến gân. Trong trường hợp bệnh tiểu đường không được kiểm soát thì gân có thể dày lên và dễ bị rách hơn.

1. Tổn thương gân

Gân là các sợi cứng hay là những dải giống như sợi dây kết nối cơ với xương. Gân được phân bố trên khắp cơ thể bao gồm: vai, cánh tay, cổ tay, hông, đầu gối, và Mắt cá chân. Gân đóng vai trò chuyển lực từ cơ bắp đến xương giúp cho cơ thể có thể di chuyển được.

Các tổn thương gân xảy ra gần khớp, chẳng hạn như vai, khuỷu tay, mắt cá chân và đầu gối. Tổn thương gân dường như có thể xảy ra đột ngột và dần suy yếu theo thời gian. Khi mô Tả tổn thương gân các bác sĩ thường sử dụng thuật ngữ khác để mô Tả đó là viêm gân.

Hầu hết các tổn thương gân là kết quả của sự hao mòn dần dần đến gân do sử dụng quá mức hoặc do quá trình lão hoá tự nhiên. Bất cứ ai cũng có thể bị tổn thương gân. Nhưng những người thực hiện các chuyển động tương tự lặp đi lặp lại trong công việc, thể thao hoặc các hoạt động hàng ngày có khả năng làm ảnh hưởng đến gân nhiều hơn.

Tổn thương gân thường gây đau, sưng và mất sức ở vùng bị ảnh hưởng. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi sử dụng đến gân quá nhiều. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau và cứng khớp nhiều hơn vào ban đêm hoặc khi thức dậy vào buổi sáng. Khu vực bị đau có thể sẽ có các dấu hiệu như: đỏ, nóng hoặc sưng nếu có viêm.

Bệnh tiểu đường và tổn thương gân - ảnh 1
Tổn thương gân hay Viêm gân do tiểu đường gây ra nhiều đau đớn

2. Bệnh tiểu đường và tổn thương gân

2.1. Biến chứng bệnh tiểu đường

Tổn thương gân ở bệnh tiểu đường type 1 và bệnh tiểu đường type 2 xảy ra do các chất là sản phẩm cuối glycation tiên tiến (AGEs). Chúng hình thành khi protein hoặc chất béo được hòa trộn với đường trong máu. Thông thường cơ thể tạo ra AGEs. Thông thường, cơ thể tạo ra AGEs với tốc độ chậm và ổn định. Nhưng khi mắc bệnh tiểu đường, đồng thời với sự tăng lượng đường trong máu sẽ làm gia tăng tốc độ sản xuất AGEs và làm ảnh hưởng đến gân.

Gân được làm từ một loại protein hay còn gọi là collagen. Khi AGEs tạo thành liên kết với Collagen này sẽ làm thay đổi cấu trúc của gân và ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của chúng. Chẳng hạn, gân có thể dày lên nhiều hơn so với bình thường và có thể không giữ được trọng lượng cơ thể như trước đây. Kết quả là tỷ lệ bị rách một trong những đường gần trong cơ thể sẽ tăng lên.

Một vài vấn đề về gân có thể gặp nếu không kiểm soát được bệnh tiểu đường như:

  • Vai bị đông cứng: Cứng và đau xảy ra khi một viên nang bao quanh gân và dây chằng trong khớp của cơ thể dày lên.
  • Dịch vòng xoay: Chất dịch này sẽ làm tổn thương gân và cơ bao quanh khớp vai bao gồm cả cơ vai.
  • Ngón tay kiểu cò súng: Ngón tay sẽ bị kẹt ở vị trí uốn cong và duỗi thẳng với một sự tác động nhẹ chẳng hạn như búng tay và sẽ phát ra âm thanh như cò súng được kéo.
  • Hội chứng ống cổ tay: Triệu chứng tê, Ngứa ran và yếu ở cổ tay vì áp lực lên dây Thần kinh chạy qua nó.
  • Sự co cứng Dupuytren: Đây là tình trạng làm dày mô dưới da bàn tay khiến cho ngón tay cong về phía lòng bàn tay.

Tổn thương gân hay Viêm gân do tiểu đường gây ra nhiều đau đớn và có thể cản trở sự di chuyển các khớp. Ngay cả khi được phẫu thuật để khắc phục sự tổn thương này thì gân vẫn có thể bị rách ở những lần tiếp theo nếu bị áp lực và làm việc quá sức. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn một phần ba số người mắc bệnh tiểu đường đã đi phẫu thuật để khắc phục tình trạng này, tuy nhiên vẫn có thể gặp lại vấn đề này trong tương lai.

Bệnh tiểu đường và tổn thương gân - ảnh 2
Tổn thương gân hay viêm gân do tiểu đường gây ra nhiều đau đớn

2.2. Tổn thương gân có gây ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường hay không?

Tập thể dục là rất quan trọng để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, nhưng người bệnh có thể thấy khó luyện tập hơn khi gân bị đau và cứng. Tổn thương gân Achilles ở phía sau gót chân có thể tăng thêm mức độ lên sự di chuyển mắt cá chân. Chuyển động hạn chế này buộc cơ thể gây thêm áp lực vào giữa bàn chân với mỗi bước chân. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ loét chân.

Khi gặp tình trạng này, bạn nên trao đổi với bác sĩ về các cách để đảm bảo lượng đường trong máu. Đồng thời, tìm ra phương pháp phục hồi các vấn đề liên quan đến gân.

2.3. Điều trị và ngăn ngừa tổn thương gân

Cách tốt nhất để tránh các vấn đề liên quan đến gân là kiểm soát được bệnh tiểu đường. Đó là quá trình Hạ đường huyết cùng với sự trợ giúp của chế độ ăn uống, luyện tập thể dục và tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp, trọng lượng cơ thể dư thừa hơn so với khuyến nghị, bạn có thể được khuyến khích nên giảm vài cân để đảm bảo duy trì cân nặng cũng như mức độ lượng đường trong máu. Khi đó, nó sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe tốt hơn và làm giảm áp lực cùng lúc lên gân.

Khi xảy ra tình trạng tổn thương gân, bạn hãy nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị thích hợp. Chẳng hạn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc hoặc phương pháp trị liệu để cải thiện tình trạng cũng như làm giảm dần các cơn đau, như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau như: aspirin, ibuprofen
  • Thuốc giãn cơ
  • Vật lý trị liệu và các bài luyện tập thể dục
  • Sử dụng nhiệt độ cao và nhiệt độ băng để điều trị triệu chứng đau
  • Nẹp giữ các khớp trong cơ thể ổn định, trong khi gân đang trong quá trình hồi phục và lành trở lại
Bệnh tiểu đường và tổn thương gân - ảnh 3
Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc hoặc phương pháp trị liệu để cải thiện tình trạng cũng như làm giảm dần các cơn đau

Bác sĩ có thể đề nghị tiêm steroid vào khớp để làm giảm các vấn đề liên quan đến gân. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng, steroid có thể gây ra sự gia tăng đột biến trong thời gian ngắn liên quan đến lượng đường trong máu. Cho nên trước khi tiến hành các thủ thuật này, bạn nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ về những lợi ích hay những bất lợi có thể gặp trong quá trình điều trị.

Tổn thương gân do tiểu đường gây ra nhiều đau đớn và có thể cản trở sự di chuyển các khớp. Ngay cả khi được phẫu thuật để khắc phục sự tổn thương này thì gân vẫn có thể bị rách ở những lần tiếp theo nếu bị áp lực và làm việc quá sức.

Vì thế, để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, bạn nên theo dõi, kiểm tra tình trạng bệnh thường xuyên để có những điều chỉnh phù hợp trong phác đồ điều trị. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp Gói quản lý ngoại trú tiểu đường giúp hạn chế những biến chứng nặng nề do bệnh tiểu đường gây ra.

Nguồn tham khảo: webmd.com