Bệnh zona có tái phát không?

Nhiều người chủ quan cho rằng bệnh zona chỉ xuất hiện một lần trong cuộc đời mỗi người. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, zona có thể trở lại lần thứ 2, thậm chí là lần thứ 3, mặc dù rất hiếm gặp.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Bệnh Zona là gì?

Zona là 1 bệnh có biểu hiện ngoài da, gây ra bởi chủng virus thủy đậu Varicella-zoster virus (VZV). Với những bệnh nhân từng mắc bệnh thủy đậu, ngay cả khi đã khỏi bệnh, varicella-zoster virus cũng không biến mất, mà siêu virus đọng lại ở các tế bào thần kinh tủy sống trong nhiều năm và bị ức chế bởi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Đến một thời điểm nào đó, các siêu vi thủy đậu sẽ hoạt động trở lại khi bệnh nhân lớn tuổi hoặc hệ miễn dịch cơ thể suy yếu. Các siêu vi khuẩn thủy đậu di chuyển dọc theo lộ trình của dây thần kinh tủy sống ra da gây nên tình trạng viêm Hoại tử xuất huyết, làm bệnh nhân có cảm giác đau đớn, nóng rát kèm theo sự xuất hiện của hồng ban – chùm Mụn nước và các hạch ngoại biên vùng lân cận sưng to.

2. Bệnh Zona có tái phát không?

Nếu bạn đã bị zona một lần, thì đừng vội chủ quan, vì điều ấy không có nghĩa là nó sẽ không tái phát. Thực tế, bệnh zona có thể quay lại lần thứ hai hoặc lần thứ 3, mặc dù rất hiếm khi xảy ra.

Các chuyên gia không biết chính xác có bao nhiêu người bị bệnh zona nhiều lần. Tuy nhiên, họ cho rằng, bệnh zona có thể tái phát đối với những người có hệ miễn dịch yếu. Trong vài năm đầu tiên, khả năng zona trở lại thấp hơn so với những người chưa bao giờ bị zona.

Theo thời gian, khi lớn tuổi hoặc hệ miễn dịch yếu hơn, thì bệnh zona sẽ có cơ hội quay trở lại lần 2. Một nghiên cứu cho thấy trong vòng 7 năm, tỷ lệ bệnh zona tái phát lên tới gần 5%. Điều đó cũng giống như tỷ lệ mắc bệnh zona lần đầu tiên.

Bệnh zona có khả năng tái phát ở một phần khác của cơ thể người bệnh. Nói chung, tình trạng phát ban phổ biến nhất là trên thân hoặc mặt.

Bệnh zona có tái phát không? - ảnh 1
Bệnh zona có thể tái phát nhiều lần

3. Các triệu chứng của phát ban zona

Phát ban phồng rộp là dấu hiệu nhận biết của bệnh zona. Nếu hệ thống miễn dịch của bệnh nhân yếu, phát ban có thể xuất hiện trên một số bộ phận của cơ thể. Các triệu chứng khác cần chú ý như:

  • Đau, Ngứa hoặc Ngứa ran, có thể bắt đầu vài ngày trước khi phát ban
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau dạ dày

Khi xuất hiện những triệu chứng sớm của bệnh zona hãy đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị. Điều trị sớm có thể giúp bệnh khỏi nhanh hơn và có thể giúp người bệnh tránh các vấn đề liên quan, vì bệnh zona trên mặt có thể gây ra các vấn đề về thính giác, thị giác thậm chí là mù lòa. Vì vậy, với những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch yếu và không thể chủng ngừa, điều trị sớm là cách bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh zona.

4. Cách điều trị khi bệnh zona tái phát

Với những trường hợp đầu tiên mắc bệnh bệnh zona, thuốc kháng virus có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tái phát như: Acyclovir; Valacyclovir; Famciclovir.

Để giảm ngứa tại vết loét, người bệnh có thể thử tắm bột yến mạch, dùng kem dưỡng da Calamine.

Nếu bạn bị đau sau zona, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc gabapentin - một loại thuốc chống động kinh hoặc kem bôi, kem dưỡng da. Thuốc chống trầm cảm cũng có thể giúp giảm đau. Steroid đôi khi được sử dụng để điều trị bệnh zona.

Bệnh zona có tái phát không? - ảnh 2
Dùng kem dưỡng da giúp giảm ngứa tại vết loét

Phương pháp điều trị bệnh zona như thuốc chống siêu vi hoạt động tốt nhất khi bệnh nhân bắt đầu sử dụng thuốc sớm.

Những trường hợp có nguy cơ tái phát bệnh zona là:

  • Bạn bị đau dữ dội do bệnh zona kéo dài hơn 30 ngày. Điều này được gọi là đau thần kinh sau Herpetic (PHN).
  • Phụ nữ dễ bị tái phát hơn đàn ông
  • Bạn đã 50 tuổi trở lên khi bị bệnh zona lần đầu tiên.
  • Hệ thống miễn dịch yếu do mắc các tình trạng như bệnh bạch cầu, ung thư hạch hoặc HIV, dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.

Thực tế, để ngăn ngừa bệnh zona, bạn nên tiêm vắc xin. Vắc xin giúp ngăn ngừa bệnh zona rất hiệu quả, tỉ lệ thành công lên tới 90% trong việc ngăn ngừa bệnh zona và các biến chứng do bệnh gây ra. Ngay cả khi bạn đã bị bệnh zona, các chuyên gia tin rằng vắc-xin có thể giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. Vắc xin Shingrix được sử dụng phổ biến hơn một số loại vắc-xin trước đó như Zostavax.

Trong những trường hợp sau đây, bạn không nên tiêm vắc xin bệnh zona hoặc cần có sự đồng ý của bác sĩ:

  • Bệnh nhân vừa khỏi bệnh zona
  • Phụ nữ đang Mang thai hoặc cho con bú
  • Bạn bị Dị ứng với vắc-xin
  • Bạn đã thử nghiệm khả năng miễn dịch với bệnh thủy đậu (varicella zoster)
  • Nếu vậy, bạn nên hỏi về vắc-xin thủy đậu (varicella). Vì vắc-xin Zostavax cũ là một loại virus sống.
  • Người bị Dị ứng với vắc-xin, có hệ miễn dịch yếu hoặc đang Mang thai hoặc nghĩ đến việc có thai trong 4 tuần tới.

Nguồn tham khảo: Webmd.com

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

PGS.TS.BS Nguyễn Trọng Hưng

  • 52 Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
  • Nội Thần kinh
  • 500.000đ

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu

  • 108 Hoàng Như Tiếp, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
  • Nội Thần kinh
  • 500.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

GS.TS.BS Lê Đức Hinh

  • 1e Trường Chinh, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
  • Nội Thần kinh
  • 500.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Minh Hiện

  • Số 150 Nguyễn Sơn Hà, Yên Phúc, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
  • Nội Thần kinh
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

GS.TS.BS Nguyễn Văn Chương

  • Số 150 Nguyễn Sơn Hà, Yên Phúc, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
  • Nội Thần kinh
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*