1. Ai có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng?
- Tuổi tác
Nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng sẽ tăng dần theo tuổi. Ung thư buồng trứng hiếm gặp ở phụ nữ dưới 40 tuổi. Hầu hết ung thư buồng trứng phát triển sau khi mãn kinh. Một nửa trong số người bệnh ung thư buồng trứng được tìm thấy ở phụ nữ từ 63 tuổi trở lên.
- Thừa cân hoặc béo phì
Béo phì có liên quan đến nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư cao hơn. Tuy nhiên, các thông tin hiện tại về nguy cơ ung thư buồng trứng và béo phì vẫn chưa rõ ràng. Phụ nữ Béo phì (những người có chỉ số khối cơ thể [BMI] ít nhất 30) có thể có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn. Béo phì cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ sống trên 5 năm (overall survival) của người phụ nữ bị ung thư buồng trứng.
- Có con muộn hoặc chưa từng thai đủ tháng
Phụ nữ mang thai lần đầu đủ tháng sau 35 tuổi hoặc chưa từng mang thai đủ tháng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn nhóm ngược lại.
- Dùng liệu pháp hormone sau mãn kinh
Phụ nữ sử dụng estrogen hoặc kết hợp với progesterone sau khi mãn kinh có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng so với những phụ nữ chưa bao giờ sử dụng hormone.
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng, ung thư vú hoặc ung thư đại trực tràng
Ung thư buồng trứng có thể di truyền theo gia đình. Nguy cơ ung thư buồng trứng của bạn tăng lên nếu mẹ, chị gái hoặc con gái của bạn mắc ung thư buồng trứng. Nguy cơ cũng cao hơn khi bạn có nhiều người thân bị ung thư buồng trứng.
Tiền sử gia đình về một số loại ung thư khác như Ung thư đại trực tràng và vú có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Điều này là do các bệnh ung thư này có thể do đột biến di truyền ở một số gen gây ra hội chứng ung thư gia đình (family Cancer syndrome) làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
- Hội chứng ung thư vú và buồng trứng di truyền
Hội chứng này do các đột biến di truyền trong gen BRCA1 và BRCA2, ngoài ra cũng như có thể xảy ra ở một số gen khác nhưng chưa được tìm thấy. Hội chứng này có liên quan đến nguy cơ ung thư vú cao cũng như buồng trứng, ống dẫn trứng và ung thư phúc mạc nguyên phát. Nguy cơ mắc một số bệnh ung thư khác, như Ung thư tuyến tụy và Ung thư tuyến tiền liệt cũng tăng lên.
Đột biến gen BRCA1 và BRCA2 cũng là nguyên nhân cho hầu hết các bệnh ung thư buồng trứng di truyền. Đột biến ở BRCA1 và BRCA2 phổ biến hơn khoảng 10 lần ở những người Do Thái Ashkenazi so với những người trong dân Hoa Kỳ nói chung.
Nguy cơ ung thư buồng trứng suốt đời đối với phụ nữ có đột biến BRCA1 được ước tính là từ 35% đến 70%. Điều này có nghĩa là nếu 100 phụ nữ có đột biến BRCA1, thì có khoảng 35 đến 70 trong số họ sẽ bị ung thư buồng trứng. Đối với phụ nữ có đột biến BRCA2, nguy cơ được ước tính là từ 10% đến 30% ở tuổi 70. Những đột biến này cũng làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô phúc mạc Nguyên phát và ung thư biểu mô ống dẫn trứng. Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng đối với phụ nữ trong quần thể nói chung là dưới 2%.
- Ung thư đại tràng không di truyền
Phụ nữ mắc hội chứng này có nguy cơ mắc ung thư ruột kết rất cao và cũng có nguy cơ phát triển Ung thư tử cung (ung thư nội mạc tử cung) và ung thư buồng trứng. Nhiều gen khác nhau có thể gây ra hội chứng này, bao gồm MLH1, MSH2, MSH6, PMS2 và EPCAM. Nguy cơ suốt đời của ung thư buồng trứng ở phụ nữ mắc ung thư đại tràng không do di truyền là khoảng 10%. Có tới 1% các ca ung thư biểu mô buồng trứng xảy ra ở những phụ nữ mắc hội chứng này.
- Hội chứng Peutz-Jeghers
Những người mắc hội chứng di truyền hiếm gặp này phát triển polyp ở dạ dày và ruột khi họ vẫn còn là thanh thiếu niên. Những đối tượng này cũng có nguy cơ mắc ung thư cao, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng). Phụ nữ mắc hội chứng này có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, bao gồm cả ung thư biểu mô buồng trứng biểu mô (Epithelial ovarian cancer-EOC) và u dây sinh dục nguyên thuỷ với ống hình khuyên (Sex Cord Tumors with Annular Tubules – SCTAT). Hội chứng này do bởi đột biến gen STK11.
- Bệnh polyp liên quan gen MUTYH
Những người mắc hội chứng này phát triển polyp ở ruột kết và ruột non và có nguy cơ ung thư ruột kết cao. Họ cũng có nhiều khả năng phát triển các bệnh ung thư khác, bao gồm ung thư buồng trứng và bàng quang. Hội chứng này do đột biến gen MUTYH.
- Các gen khác liên quan đến ung thư buồng trứng di truyền
Bên cạnh các đột biến gen được đề cập ở trên, còn có các gen khác cũng liên quan đến ung thư buồng trứng, bao gồm ATM, BRIP1, RAD51C, RAD51D và PALB2. Một số gen này cũng liên quan đến ung thư như vú và tuyến tụy.
- Sử dụng hỗ trợ sinh sản
Điều trị hỗ trợ sinh sản bằng thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) dường như làm tăng nguy cơ của loại khối u buồng trứng được gọi là "khối u có nguy cơ biến thành ung thư thấp". Tuy nhiên, các nghiên cứu khác không cho thấy tăng nguy cơ ung thư buồng trứng do các thuốc hỗ trợ sinh sản. Nếu bạn đang dùng thuốc hỗ trợ sinh sản, bạn nên thảo luận về những nguy cơ tiềm ẩn với bác sĩ trước khi sử dụng.
- Đã từng bị ung thư vú
Nếu bạn đã bị ung thư vú, bạn cũng có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng. Do một số yếu tố nguy cơ về sinh sản đối với ung thư buồng trứng cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú. Nguy cơ ung thư buồng trứng sau ung thư vú cao nhất ở những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú. Tiền sử gia đình mạnh về ung thư vú có thể do đột biến gen di truyền BRCA1 hoặc BRCA2 và hội chứng ung thư vú và buồng trứng di truyền, có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
- Hút thuốc lá
Hút thuốc lá không làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng nói chung, nhưng nó có liên quan đến tăng nguy cơ cho loại chất nhầy.
2. Các yếu tố có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng
- Mang thai và cho con bú
Phụ nữ đã mang thai và mang thai trước 26 tuổi có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn so với những phụ nữ không có con. Nguy cơ càng giảm xuống với mỗi thai kỳ đủ tháng và cho con bú sữa mẹ hoàn toàn có thể làm giảm nguy cơ thấp hơn nữa.
- Kiểm soát sinh
Phụ nữ đã sử dụng thuốc tránh thai có nguy cơ ung thư buồng trứng thấp hơn. Nguy cơ càng thấp khi sử dụng thuốc càng lâu. Nguy cơ thấp hơn này tiếp tục vẫn còn hiệu lực trong nhiều năm sau khi ngừng thuốc. Các hình thức kiểm soát sinh sản khác như thắt ống dẫn trứng và sử dụng dụng cụ tránh thai đặt tử cung cũng làm nguy cơ ung thư buồng trứng thấp hơn.
Phẫu thuật cắt tử cung (cắt bỏ tử cung mà không cắt bỏ buồng trứng) cũng làm giảm khoảng một phần ba nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
Nguồn tham khảo: cancer.org, cdc.gov