Bảo quản thực phẩm không đúng cách có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới Ngộ độc thực phẩm. Vậy bảo quản thực phẩm như thế nào?
1. Chuối
Nếu bạn đặt chuối trong tủ lạnh, chuối sẽ đổi màu đen trong vòng một hoặc hai ngày. Tình trạng tương tự cũng xảy ra nếu bạn cho chuối vào tủ đá.
Để giữ chuối tươi ngon lâu hơn, bạn hãy bóc vỏ chuối, nhúng ruột chuối vào nước chanh (để giữ màu và kết cấu), và đặt chúng vào tủ đá. Bằng cách này, chuối sẽ giữ được trong vòng một tháng hoặc lâu hơn.
2. Cà chua
Để cà chua vào trong túi sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn làm hỏng cà chua.
3. Mật ong
Mật ong sẽ không bị hỏng khi đặt vào tủ lạnh, nhưng nó sẽ đặc quánh lại rất khó đổ.
Ngoài ra, bạn có thể bảo vệ mật ong bằng cách để ở chỗ thoáng mát trong phòng.
4. Khoai tây
Bạn hãy giữ khoai tây tại các kệ của nhà bếp - khu vực dùng để bảo quản thực phẩm hoặc nơi nào đó mát mẻ và ít ánh sáng chiếu vào.
Nếu khoai tây đã mọc lên các chồi xanh thì có nghĩa đã đến lúc bạn phải vứt chúng đi.
5. Bánh mỳ
Bánh mỳ sau khi ra lò chỉ để được tầm 2-4 ngày. Nếu bạn đặt chúng trong tủ lạnh thì không khí khô trong tủ lạnh có thể làm bánh mỳ trở nên rất khó ăn và không còn ngon.
Nếu bạn lo lắng về nấm mốc hoặc bạn muốn dự trữ trong thời gian dài, thì bạn có thể giữ bánh mì trong tủ đông.
Nếu được bọc tốt trước khi đặt vào tủ đông, bánh mì có thể bảo quản được từ 2-3 tháng. Sau khi lấy ra khỏi tủ đông bạn có thể đặt bánh trên kệ cho rã đông tự nhiên hoặc dùng máy nướng bánh mì có chế độ cài đặt rã đông.
6. Phô mai
Phô mai cho hương vị ngon nhất nếu đặt ở nhiệt độ phòng. Nhưng giống như tất cả các thực phẩm làm từ động vật phô mai nên được lưu trữ trong tủ lạnh.
Bạn nên bọc phô mai trong giấy bạc hoặc giấy sáp trước khi đặt chúng vào tủ lạnh để giữ được hương vị tốt nhất. Bạn hãy lấy phô mai ra khoảng một giờ trước khi bạn muốn ăn nó để phô mai có hương vị tốt nhất.
7. Bơ
Bơ sẽ được bảo quản tốt trong vòng từ 1 đến 3 tháng. Hãy lấy ra một lượng mà bạn định sử dụng và để bơ mềm đi khoảng 30 phút trước khi nấu. Bạn cũng có thể giữ bơ trong tủ đông từ 6 đến 9 tháng.
8. Cà phê
Bạn hãy bảo quản hạt Cà phê trong một hộp kín, tại một nơi tối, mát mẻ trong nhà bếp.
9. Sốt mỳ Ý
Một lọ Sốt mỳ Ý có thể bảo quản trong nhiệt độ phòng từ 18 tháng trở nên. Sau khi mở nắp thì nó sẽ giữ được độ tươi ngon trong tủ lạnh khoảng 4 ngày.
10. Dầu ô liu
Dầu ô liu có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng từ 3 đến 6 tháng sau khi bạn mở mở nắp.
Dầu ô liu có thể trở nên đặc hơn nếu để trong tủ lạnh. Nhiệt độ bảo quản dầu ô liu tốt nhất là từ 18 đến 24 độ.
11. Gia vị khô
Tốt nhất bạn hãy bảo quản các gia vị khô này tại một nơi mát mẻ, tối và đặt trong các thùng kín. Với cách lưu trữ này gia vị khô có thể được bảo quản ít nhất một năm.
12. Các loại rau thơm
Bạn hãy đặt các loại rau thơm này ngay trong tủ lạnh khi bạn mua chúng từ cửa hàng về. Cắt bỏ các bộ phận trên thân hoặc lá bị dập nát.
13. Cá ngừ đóng hộp hoặc cá hồi
Các sản phẩm đóng hộp này nếu chưa mở sẽ có thể bảo quản trong một năm hoặc lâu hơn trong nhiệt độ phòng. Bạn hãy kiểm tra lại hạn sử dụng trước khi sử dụng chúng. Nếu bạn đã mở nắp các sản phẩm đóng hộp nên sử dụng và để một hoặc hai ngày trong tủ lạnh.
14. Thịt nguội
Thịt nguội như thịt gà luộc sẵn, chân giò hun khói, các loại giò có thể trữ trong tủ lạnh trong 3 ngày. Thịt nguội đóng gói sẵn có thể bảo quản trong một vài tuần. Khi bạn mở gói, hãy thử sử dụng hết trong vòng 3 đến 5 ngày. Các gói thịt nguội chưa mở có thể được bảo quản tới một vài tháng trong tủ đông.
15. Ngũ cốc khô
Ngũ cốc khô có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng từ ít nhất 2 đến 3 tháng. Để giữ cho các ngũ cốc này giòn bạn hãy cho chúng vào trong 1 hộp kín nhằm tránh không khí ẩm xâm nhập vào làm ẩm ngũ cốc và dẫn tới nhanh hỏng hơn.