Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Cách trì hoãn dậy thì sớm ở trẻ mà các mẹ lên biết

14/12/2020
Cách trì hoãn dậy thì sớm ở trẻ mà các mẹ lên biết

Dậy thì sớm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ. Vậy nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ là gì và Cách trì hoãn việc dậy thì sớm ở trẻ mà các mẹ lên biết

1. Dậy thì sớm ở trẻ là gì?

Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ bắt đầu thay đổi thành người trưởng thành (dậy thì) quá sớm. Khi dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai, nó được coi là dậy thì sớm.

Tuổi dậy thì bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương và cơ bắp, thay đổi hình dạng và kích thước cơ thể và phát triển khả năng sinh sản của cơ thể.

2. Nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ

Hiện nay có nhiều trẻ mới khoảng 5, 6 tuổi đã bắt đầu có các dấu hiệu dậy thì sớm có thể chỉ đơn thuần là do phát triển dậy thì trước thời hạn. Tuy nhiên cũng có thể do một số nguyên nhân thực thể sau:

Dậy thì sớm trung ương do hoạt động quá sớm của trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục

  • Đối với trẻ gái thường không rõ nguyên nhân
  • Đối với trẻ trai thì đến 70% là do khối u, tổn thương thần kinh
  • Ngoài ra còn do các nguyên nhân tại não như khối u trong Não hoặc tủy sống, Viêm màng não hay viêm não, chịu các bức xạ lên Não và tủy sống, suy giáp....

Dậy thì sớm ngoại biên thường do:

  • U buồng trứng
  • U tinh hoàn
  • Các bệnh lý về tuyến thượng thận như tăng sản thượng thận bẩm sinh
  • Các bệnh liên quan tới di truyền
  • Gia tăng tiếp xúc với các hormon giới tính như estrogen và Testosterone qua thức ăn hay kem bôi ngoài.

Các yếu tố liên quan

  • Trẻ gái Béo phì thường có nguy cơ dậy thì sớm
  • Chế độ ăn nhiều chất béo.

3. Dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm ở trẻ

Đối với trẻ trai:
  • Bộ phận sinh dục phát triển
  • Lông nách và lông mu bắt đầu xuất hiện
  • Mụn trứng cá
  • Cơ thể có mùi
  • Vỡ giọng
  • Sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng.
Đối với trẻ gái:
  • Ngực phát triển
  • Mọc lông mu và lông nách
  • Thay đổi hình dạng cơ quan sinh dục ngoài
  • Dấu hiệu về kinh nguyệt.
  • Tăng chiều cao và cân nặng.

4. Hậu quả của việc dậy thì sớm ở trẻ

Dậy thì sớm ở trẻ dẫn đến những hậu quả sau:

  • Ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ sự phát triển sớm hơn so với các bạn ở cùng trang lứa có thể gây ra tâm lý ngại ngùng, dễ làm trẻ tự ti, thiếu tự tin
  • Chiều cao hạn chế: Thời điểm dậy thì có thể trẻ cao hơn so với các bạn cùng độ tuổi tuy nhiên, dậy thì sớm làm cho các khớp xương bị đóng sớm hơn bình thường, rút ngắn thời gian sinh trưởng do đó làm ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ khi trưởng thành.
  • Có xu hướng quan hệ Tình dục sớm trước tuổi trưởng thành gây hậu quả với trẻ gái là có thai ngoài ý muốn do chưa đủ kiến thức
  • Ảnh hưởng tới chất lượng học tập của trẻ
  • Với trẻ gái do ảnh hưởng rối loạn Nội tiết sớm gây ra Hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

5. Trì hoãn dậy thì sớm như thế nào?

Việc trì hoãn dậy thì sớm cho trẻ như thế nào căn cứ vào nguyên nhân dẫn tới dậy thì sớm.

Nếu nguyên nhân gây dậy thì sớm là các khối u thì cần phẫu thuật cắt bỏ. Trường hợp không tìm thấy nguyên nhân thực thể, cha mẹ có thể chọn giải pháp điều trị cho con bằng các thuốc giảm hàm lượng hormone giới tính theo chỉ định của bác sỹ. Ngoài 2 phương pháp trên, bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ sau đây để trì hoãn quá trình dậy thì sớm ở trẻ:

  • Tập luyện để giảm mỡ thừa: Tập luyện hàng ngày là phương thức an toàn và hiệu quả nhất giúp làm giảm tốc độ dậy thì sớm ở các bé gái. Nguyên nhân là thừa cân có thể thúc đẩy quá trình dậy thì sớm. Ngoài tập luyện đều đặn, các bé gái thừa cân cần phấn đấu đạt trọng lượng cơ thể chuẩn thông qua chế độ ăn với hàm lượng calo lành mạnh. Trên thực tế, các nữ vận động viên điền kinh trẻ tuổi chỉ bắt đầu dậy thì sau khi giảm chế độ luyện tập hoặc tăng lượng mỡ cơ thể lên mức 16%.
  • Hạn chế ảnh hưởng của estrogen ngoại lai lên cơ thể cũng tỏ ra hiệu quả trong giảm tốc độ dậy thì.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu quercetin như quả họ cam chanh, táo, nho đỏ, hành tây, cà chua, bông cải xanh, các loại rau xanh, trà xanh... để giảm ảnh hưởng của estrogen ngoại lai

Trong trường hợp của bạn, nếu nhận thấy con bạn có dấu hiệu dậy thì sớm hơn so với bạn bè đồng trang lứa, bạn nên cân nhắc đưa trẻ đến bác sỹ Nhi để chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Khi nghi ngờ tình trạng dậy thì sớm của bé gái do các nguyên nhân bất thường, bác sỹ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định các bệnh lý tiềm ẩn.

6. Bác sĩ khám và điều trị dậy thì sớm giỏi ở hà nội

Tiến sĩ. Bác sĩ Bùi Phương Thảo đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong Chẩn đoán, điều trị và chăm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương và là bác sĩ part time các ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật tại Trung tâm Nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Phương Thảo tham gia trả lời phóng vấn, giải đáp thắc mắc trên nhiều chuyên mục: Trẻ dậy thì sớm - Khi nào cần điều trị (VOV2),Gia tăng bệnh lùn do thiếu hormon tăng trưởng (Tiền phong),“Kéo dài” người Lùn (Người lao động),Trả lại giới tính thật cho trẻ nhỏ (Sức khỏe – Vnexpress),Tiêm hormon “ngừng lớn” để hãm dậy thì sớm: Nên hay không? (Pháp luật dân sinh)…

Hotline Đặt lịch khám Tiến sĩ. Bác sĩ Bùi Phương Thảo: 0865554486