Mục lục:

Chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) với tim và mạch máu

Tim và hệ thống mạch máu đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Sử dụng chụp MRI để kiểm tra hoạt động của tim và các mạch máu được gọi là chụp mạch cộng hưởng từ (MRA). Kỹ thuật MRI cũng có thể được sử dụng để đo chức năng tim hoặc lượng máu thất trái có thể bơm ra cơ thể.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Chụp MRI tim

1.1. Khái niệm

Chụp cộng hưởng từ là phương pháp sử dụng từ trường mạnh kết hợp với tín hiệu vô tuyến và máy tính để tạo ra hình ảnh các mô và cơ quan trong cơ thể. Trong trường hợp này là tim.

Cộng hưởng từ tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đang được sử dụng phổ biến trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng dành cho các bệnh nhân mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh lý về tim. Ưu điểm của chụp cộng hưởng từ tim mạch là độ tương phản mô mềm cao, độ phân giải không gian cao, nhiều mặt cắt, không tia xạ, không xâm lấn. Ngày nay, cộng hưởng từ tim được ứng dụng rộng rãi trong các bệnh lý mạch vành, van tim, tim bẩm sinh, cơ tim, suy tim...

Máy MRI là thiết bị có kích thước lớn, hình ống thông 2 đầu, sử dụng những nam châm lớn tạo ra từ trường xung quanh cơ thể. Từ trường sắp xếp các proton thành một đường thẳng, sau đó các sóng vô tuyến đánh bật chúng ra khỏi vị trí. Khi nguồn sóng vô tuyến được ngắt, các proton dần sắp xếp trở lại như ban đầu. Thời gian sắp xếp của các proton này sẽ được máy tính toán và phân tích sau đó thể hiện thành hình ảnh của mô hay cơ quan được chụp.

1.2. Chỉ định và chống chỉ định chụp MRI tim

MRI tim là một trong những ứng dụng phổ biến của chụp cộng hưởng từ. MRI có thể được thực hiện để đánh giá một số triệu chứng như:

  • Bệnh cơ tim: Viêm cơ tim, cơ tim giãn, cơ tim phì đại, cơ tim có bị lắng đọng sắt, cơ tim không kết bè...
  • Bệnh tim bẩm sinh: Là những khiếm khuyết về tim xảy ra khi thai nhi trong quá trình phát triển. Bệnh cảnh phổ biến nhất của tình trạng này là khuyết tật về giải phẫu hoặc các đường thông: như thông liên thất, các mạch máu lạc chỗ...
  • Bệnh lý Mạch vành nhằm đánh giá chức năng và khả năng vận động của thất trái, đặc biệt đánh giá tính sống còn cơ tim trong nhồi máu cấp và mãn tính mà các phương pháp khác còn hạn chế khảo sát
  • Suy tim: Tình trạng này xảy ra khi cơ tim yếu và không thể bơm máu đủ để cung cấp cho cơ thể;
  • Chứng phình động mạch: Là sự suy yếu của một phần cơ tim hoặc động mạch chủ;
  • Bệnh van tim: Khi van tim bị tổn thương dẫn đến hẹp hoặc hở van tim gây cản trở lưu lượng máu lưu thông qua đó. Tình trạng trên xảy ra khiến tim phải làm việc quá sức, lâu dần có thể dẫn đến suy tim;
  • Khối u tim: Trường hợp các khối u Nguyên phát ở tim rất hiếm gặp (tỷ lệ dưới 0,1%), hiện nay nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được làm rõ.
Chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) với tim và mạch máu - ảnh 1
MRI có thể được thực hiện để đánh giá một số triệu chứng của suy tim

Có thể có những lý do khác liên quan đến tình trạng sức khỏe của người bệnh để bác sĩ chuyên khoa đưa ra những tư vấn hay chỉ định chụp MRI tim.

Tuy không sử dụng tia bức xạ có hại nhưng chụp MRI tim vẫn tiềm tàng những rủi ro. Vì thế MRI tim sẽ không được chỉ định nếu bệnh nhân có:

  • Cấy máy trợ tim hoặc máy khử rung tim;
  • Gặp tình trạng phình động mạch nội sọ;
  • Cấy ghép ốc tai điện tử;
  • Một số thiết bị bằng kim loại như khớp nhân tạo;
  • Cấy ghép một số loại kim để tiêm, truyền thuốc;
  • Có đặt vòng tránh thai đối với phụ nữ;
  • Mảnh đạn còn sót lại trong cơ thể;
  • Mắc suy thận nặng.

Nếu bệnh nhân đang mang thai trong 3 tháng đầu, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác. Đối với trường hợp thai nhi trên 3 tháng, MRI có thể an toàn tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần được trao đổi về những lợi ích và rủi ro của MRI trước khi tiến hành.

Trong một số trường hợp bệnh nhân chụp cộng hưởng từ được tiêm thuốc đối quang từ qua đường tĩnh mạch nhằm thu được hình ảnh các mô và cơ quan rõ ràng hơn. Những loại thuốc này có nguy cơ gây dị ứng, vì thế người bệnh cần trao đổi với bác sĩ hoặc kỹ thuật viên trước khi áp dụng phương pháp này. Ngoài ra thuốc đối quang từ còn có thể ảnh hưởng đến những bệnh nhân hen suyễn, thiếu máu, huyết áp thấp, bệnh thận và bệnh hồng cầu hình liềm.

Xơ hóa hệ thống thận là một biến chứng rất hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của việc sử dụng thuốc cản quang trong chụp cộng hưởng từ đối với những bệnh nhân mắc các bệnh lý về thận. Vì thế nếu có tiền sử suy thận, ghép thận, bệnh gan hoặc đang chạy thận nhân tạo cần thông báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên trước khi được tiêm thuốc đối quang từ.

Chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) với tim và mạch máu - ảnh 2
Bệnh nhân suy thận trước khi tiêm thuốc cản quang cần thông báo với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình

1.3. Những lưu ý trước và sau chụp MRI tim

  • Ăn uống: Người bệnh có thể ăn, uống và uống thuốc như bình thường.
  • Quần áo: Người bệnh phải sử dụng áo bệnh nhân và khóa tất cả đồ đạc cá nhân.
  • Yêu cầu: Hình ảnh diễn ra bên trong một ống lớn, mở ở hai đầu. Người bệnh phải nằm yên hoàn toàn để cho hình ảnh chất lượng tốt nhất. Do tiếng ồn lớn của máy MRI, người bệnh phải sử dụng nút tai.
  • Dị ứng: Nếu người bệnh đã có một vài phản ứng Dị ứng với tương phản cần điều trị y tế, liên hệ với bác sĩ để có được đơn thuốc điều trị. Người bệnh có thể sẽ dùng thuốc này trong vong 24h, 12h và 2h trước khi kiểm tra.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu người bệnh cần dùng thuốc chống Lo âu do sợ bị vây kín, hãy liên hệ với bác sĩ để được kê đơn.
  • Môi trường từ tính mạnh: Nếu người bệnh có kim loại trong cơ thể thì việc chụp MRI có thể bị trì hoãn, sắp xếp lại hoặc hủy bỏ.
Chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) với tim và mạch máu - ảnh 3
Người bệnh có thể ăn, uống như bình thường trước khi chụp MRI tim

Dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh, các bác sĩ chăm sóc sức khỏe có thể yêu cầu sự chuẩn bị cụ thể khác.

Chụp MRI không gây đau cho người bệnh. Người bệnh phải nằm yên vì có thể không thoải mái. Kỹ thuật viên sẽ sử dụng tất cả các biện pháp thoải mái có thể và hoàn thành việc chụp MRI nhanh nhất để có thể giảm bớt sự khó chịu hoặc đau cho người bệnh.

Sau khi chụp MRI tim, người bệnh nên di chuyển chậm khi đứng dậy từ bàn máy quét để tránh Chóng mặt hoặc Chóng mặt khi nằm thẳng trong chiều dài của MRI.

Nếu người bệnh đã dùng thuốc an thần, người bệnh cần nghỉ ngơi cho đến khi thuốc an thần đã hết. Người bệnh cũng sẽ cần tránh lái xe.

Nếu thuốc nhuộm gây dị ứng, người bệnh có thể được theo dõi trong một khoảng thời gian cho bất kỳ tác dụng phụ hoặc dị ứng với thuốc nhuộm tương phản, chẳng hạn như ngứa, sưng, phát ban hoặc khó thở. Nếu người bệnh nhận thấy bất kỳ đau, đỏ và / hoặc sưng hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa.

Mặt khác, không cần phải chăm sóc đặc biệt sau khi chụp MRI tim. Người bệnh có thể quay trở lại chế độ ăn uống và các hoạt động thông thường, trừ khi các bác sĩ tư vấn cho tình trạng bệnh khác nhau của người bệnh.

2. Chụp MRI mạch máu

Chụp MRI mạch máu cũng giống như chụp MRI tim và các cơ quan khác chụp cộng hưởng từ cũng có thể đánh giá tình trạng của các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu não.

Chụp MRI mạch máu và chụp MRI mạch máu Não để tập trung đánh giá:

  • Xơ vữa động mạch: là tình trạng các chất béo, cholesterol trong máu lắng đọng vào thành mạch tạo thành các mảng xơ vữa khiến lòng mạch hẹp dần, cản trở sự lưu thông máu dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc mạch chi....
  • Bệnh lý Mạch vành nhằm đánh giá chức năng và khả năng vận động của thất trái, đặc biệt đánh giá tính sống còn cơ tim trong nhồi máu cấp và mãn tính mà các phương pháp khác còn hạn chế khảo sát.
  • Các bất thường về cấu trúc trong hệ thống động mạch như phình hoặc bóc tách động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ...
  • Viêm hoặc tắc mạch.
Chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) với tim và mạch máu - ảnh 4
Chụp MRI mạch máu có thể đánh giá tình trạng của xơ vữa động mạch

Chụp mạch cộng hưởng từ (MRA) là phương pháp chẩn đoán tình trạng của tim và các mạch máu dựa trên hình ảnh. MRA có thể giúp đánh giá một số tình trạng về tim như: suy tim, tim bẩm sinh, bệnh van tim... và mạch máu như: xơ vữa động mạch, phình động mạch, viêm, tắc mạch.... Giống như các kỹ thuật chụp cộng hưởng từ khác, MRA không được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân đang mai thai dưới 3 tháng, bệnh nhân có mang một số thiết bị hỗ trợ bằng kim loại hay bệnh nhân mắc suy thận nặng....

Phòng khám Đa khoa Vietlife hiện là một trong những bệnh viện lớn có thiết bị máy móc hiện đại phục vụ quy trình khám chữa bệnh nói chung và chụp cộng hưởng từ MRI chính xác, hiện đại cho các bệnh về não, mạch máu Não nói riêng.

Đặc biệt, Phòng khám Đa khoa Vietlife là đơn vị đầu tiên tại Đông Nam Á đưa vào sử dụng máy chụp cộng hưởng từ mới 3.0 Tesla công nghệ Silent từ nhà sản xuất GE Healthcare Hoa Kỳ.

Máy hiện áp dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ an toàn, chính xác nhất hiện nay, không dùng tia X, không xâm lấn. Công nghệ Silent rất có lợi cho các trường hợp bệnh nhân là trẻ nhỏ, người già, bệnh nhân sức khỏe yếu hay vừa phẫu thuật.

Chi Phí Chụp cộng hưởng từ MRI Phòng khám Vietlife

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, heart.org, hopkinsmedicine.org

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung