Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Dậy sớm buổi sáng có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú không?

28/04/2021
Dậy sớm buổi sáng có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú không?

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, dậy sớm buổi sáng sẽ mang lại tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư vú. Trong khi đó, nếu ngủ 7 - 8 giờ mỗi đêm sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú. Vì vậy, bệnh nhân ung thư vú nên xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giảm triệu chứng bệnh.

1. Dậy sớm buổi sáng sẽ có nguy cơ ung thư vú thấp hơn

Một nghiên cứu trên nền tảng cơ sở dữ liệu lớn đã cho thấy những phụ nữ dậy sớm buổi sáng có thể có nguy cơ ung thư vú thấp hơn. Trong một nghiên cứu gần đây được đăng tải trên trang Medical news update, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu phân tích từ 180.216 phụ nữ ở Biobank Vương quốc Anh và 228.951 phụ nữ từ Hiệp hội Ung thư vú. Từ đó, họ đã tìm thấy bằng chứng vững chắc về việc dậy sớm buổi sáng có tác dụng làm giảm đối với nguy cơ ung thư vú.

Nghiên cứu cũng tìm được bằng chứng cho thấy; rằng ngủ quá 7 - 8 giờ mỗi đêm có thể có tác dụng ngược đến việc giảm nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng những tác dụng này là nhỏ, so với các yếu tố nguy cơ khác gây ung thư vú, chẳng hạn như béo phì, uống rượu và hút thuốc.

2. Tập trung vào đặc tính hơn là các yếu tố có thể thay đổi

Mặc dù trước đây đã có rất nhiều nghiên cứu được công bố cho thấy mối liên quan về nguy cơ ung thư vú tăng trên những người phải làm việc ca đêm. Tuy vậy có ít các nghiên cứu được tập trung vào các đặc tính mà bản thân các cá nhân thấy khó có thể thay đổi, ví dụ như dậy sớm vào buổi sáng hay thức khuya vào buổi tối là ví dụ điển hình.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện hai phân tích. Trong phân tích thứ nhất, phân tích hồi quy đa biến được thực hiện trên dữ liệu Biobank của Anh để tìm mối liên hệ giữa ung thư vú với việc dậy sớm buổi sáng hay thức khuya buổi tối, thời gian ngủ và các triệu chứng Mất ngủ của những người tham gia.

Phân tích thứ hai là phân tích ngẫu nhiên, được thực hiện trên dữ liệu Biobank của Anh và hai mẫu dữ liệu của Hiệp hội Ung thư Vú (BCAC). Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu di truyền về loại “đồng hồ sinh học”, thời gian ngủ và Mất ngủ của những người tham gia để tìm kiếm các mối liên hệ với ung thư vú.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy dậy sớm buổi sáng đi liền với rủi ro thấp hơn. Cụ thể phân tích hồi quy đa biến của dữ liệu Biobank của Vương quốc Anh cho thấy phụ nữ dậy sớm buổi sáng có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn 1% so với nhóm phụ nữ thức khuya vào buổi tối.

Một yếu tố mà ảnh hưởng ít hơn 1% đến nguy cơ ung thư vú của phụ nữ có nghĩa là nó ảnh hưởng đến ít hơn 10 người trong 1.000 phụ nữ.

Chính vì vậy phân tích thứ nhất cho thấy có ít bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa thời gian ngủ, các triệu chứng Mất ngủ với ung thư vú.

Phân tích thứ hai của Anh đã hỗ trợ bổ sung những kết quả này, cũng như phân tích trên hai mẫu dữ liệu của Hiệp hội ung thư vú, kết quả này chỉ cho thấy một tác động nhỏ mang tính tiêu cực của việc tăng thời gian ngủ đối với nguy cơ ung thư vú.

3. Bằng chứng cho thấy mối quan hệ nhân - quả

Các tác giả kết luận rằng những phát hiện này cung cấp bằng chứng về quan hệ nhân quả của đồng hồ sinh học đối với nguy cơ ung thư vú.

Theo bà Eva Schernhammer, giáo sư dịch tễ tại Đại học Vienna, chỉ ra rằng nghiên cứu này xác định sự cần thiết của các nghiên cứu sau này nhằm đưa ra cách giảm căng thẳng trên đồng hồ sinh học của chúng ta.
Ngoài ra, bà nói rằng nghiên cứu này cũng có thể giúp sắp xếp giờ làm việc phù hợp với từng loại đồng hồ sinh học của mỗi cá nhân.
Tiến sĩ Luca Magnani, một nghiên cứu viên cao cấp về phẫu thuật và ung thư tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn Vương quốc Anh, cũng đã bình luận về những phát hiện này. Ông mô Tả nghiên cứu này thú vị, trong đó, các nhà nghiên cứu đã xác định được mối liên hệ giữa biến thể di truyền (liên quan đặc điểm của giấc ngủ) và nguy cơ ung thư vú, tuy rằng tác động rất nhỏ.
Ông cũng chỉ ra rằng những kết quả này cho thấy không có mối liên hệ giữa việc sửa đổi thói quen ngủ và giảm nguy cơ ung thư vú.

4. Tập thể dục buổi sáng làm giảm nguy cơ ung thư

Kết quả, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hoạt động thể chất từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng có tác dụng mạnh nhất trong việc giảm ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, theo Medical News Today.
Cụ thể, tỷ lệ phát triển ung thư vú ở người tập thể dục vào buổi sáng thấp hơn 25% so với không tập thể dục.
Và tỷ lệ mắc Ung thư tuyến tiền liệt ở những người tập thể dục vào buổi sáng sớm giảm 27% so với những người không tập thể dục.
Trong khi những người tập thể dục vào buổi tối, từ 19 giờ đến 23 giờ, giảm 25% nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng lợi ích của việc tập thể dục vào sáng sớm đối với nguy cơ ung thư vú có thể liên quan đến mức hoóc môn nữ estrogen. Mức độ Estrogen cao làm tăng nguy cơ ung thư vú và tập thể dục có thể làm giảm mức độ estrogen. Hơn nữa, sản xuất Estrogen hoạt động mạnh nhất vào khoảng 7 giờ sáng.
Ngoài ra, hoóc môn ngủ Melatonin cũng có thể tác động ở đây. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng Melatonin có thể bảo vệ chống lại nguy cơ ung thư và tập thể dục muộn vào ban ngày hoặc tập vào ban đêm có thể làm chậm quá trình sản xuất melatonin, so với tập vào sáng sớm, theo Medical News Today.
Tiến sĩ Manolis Kogevinas, Giám đốc Khoa học của Viện Sức khỏe Toàn cầu ở Barcelona (Tây Ban Nha) và là điều phối viên của nghiên cứu, cho biết nghiên cứu làm rõ hơn mối liên quan giữa thời gian tập thể dục và nguy cơ ung thư.
Và kết quả này có thể cải thiện các khuyến nghị về hoạt động thể chất hiện tại để ngăn ngừa ung thư. Rõ ràng là mọi người đều có thể giảm nguy cơ ung thư chỉ bằng cách hoạt động thể chất vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần, theo Medical News Today.