Những điều cần biết khi tiêm vacxin Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà

Bạch hầu ho gà uốn ván đang xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đầy. Vì vậy phương pháp phòng bệnh hiệu nhất là tiềm phòng ngừa ho gà, bạch hầu, uốn ván trong cùng một mũi vacxin 3 trong 1.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Bệnh Bạch hầu - Ho gà - uốn ván là gì?

1.1 Bệnh bạch hầu

Bệnh Bạch hầu là căn bệnh lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới và đã gây nên các vụ dịch rất nghiêm trọng, nhất là ở trẻ em trong thời kỳ chưa có vacxin dự phòng.

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, xảy ra ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi... Ngoài ra, bạch hầu còn có thể xuất hiện ở da, màng niêm mạc như kết mạc mắt hoặc niêm mạc ở bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

1.2 Bệnh Ho

Ho gà là một bệnh Nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người lớn cũng có thể mắc ho gà nhưng triệu chứng không rõ ràng. Ngừa Ho gà bằng vaccine là một phương pháp mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên tiêm ngừa Ho gà không mang lại miễn dịch trọn đời.

Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc Sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho ngày càng nặng và trở thành cơn ho kịch phát trong 1-2 tuần, kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn.

Cơn ho gà rất đặc trưng, trẻ có thể ho rũ rượi không thể kìm hãm, sau đó thở rít như tiếng gà gáy, cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong, sau đó là nôn.

Bệnh ho gà xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, tuy nhiên số ca ho gà ở người lớn tăng dần trong 10 năm qua. Thanh thiếu niên và người khi mắc bệnh ho gà, sẽ trở thành là nguồn lây trong cộng đồng. Đó là do sự miễn dịch có được sau chủng ngừa sẽ giảm dần, bắt đầu khi trẻ được 5 tuổi. Mặc dù hiếm khi gây ra tử vong, bệnh ho gà cũng là gánh nặng đáng kể ở cả người lớn và trẻ em.

1.3 Bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván (tetanus) là bệnh do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí gây ra. Các triệu chứng của bệnh là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân.

Ở những vùng nông nghiệp, những nơi có tiếp xúc với chất thải súc vật, người dân không được tiêm phòng đầy đủ thì tỉ lệ mắc bệnh uốn ván thường nhiều hơn hẳn. Tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh.

Những điều cần biết khi tiêm vacxin Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà - ảnh 1
Việc tiêm ngừa ho gà, bạch hầu, uốn ván trong cùng một mũi vacxin 3 trong 1 hiện đang là phương pháp phòng bệnh hiệu quả

2. Vacxin bạch hầu ho gà uốn ván là gì?

Vacxin bạch hầu ho gà uốn ván là vacxin 3 trong 1 có tác dụng phòng ngừa 3 loại bệnh này. Các loại vacxin thường thấy để ngừa ho gà, bạch hầu, uốn ván:

  • DTaP: vacxin bạch hầu ho gà uốn ván giúp trẻ em dưới 7 tuổi xây dựng khả năng miễn dịch với cả 3 căn bệnh.
  • Tdap: là vacxin bạch hầu ho gà uốn ván giúp tăng cường miễn dịch, cung cấp sự bảo vệ liên tục cho thanh thiếu niên đủ 11 tuổi và người lớn từ 19 - 64 tuổi,
  • DT và Td: vacxin chỉ phòng ngừa bệnh uốn ván và bạch hầu.

Theo khuyến cáo, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiêm đủ 5 liều vacxin DTaP vào các thời điểm: 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 18 - 24 tháng tuổi, 4 - 6 tuổi.

Liều chủng ngừa thông thường đối với người trước đó chưa tiêm Tdap hoặc sau 11 tuổi: tiêm ngay 1 liều Tdap, sau đó tiêm Td hoặc Tdap trong mỗi 10 năm để phòng ngừa các bệnh lý này, cụ thể như sau:

  • Trẻ em từ 7 - 10 tuổi chưa tiêm phòng đầy đủ bệnh ho gà hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng thì nên tiêm bổ sung một liều Tdap.
  • Trẻ 11- 12 tuổi nên tiêm thêm một liều Tdap để tăng cường miễn dịch.
  • Từ 13 - 18 tuổi chưa tiêm Tdap nên tiêm bổ sung một liều, sau đó tiêm uốn ván và bạch hầu (Td) sau mỗi 10 năm.
Các tình huống đặc biệt khi tiêm vacxin bạch hầu ho gà uốn ván

Đối với người trước đây chưa từng tiêm chuỗi vacxin liều ban đầu cho bệnh uốn ván, bạch hầu hoặc ho gà:

  • Tiêm ít nhất 1 liều Tdap, tiếp theo là tiêm 1 liều Td hoặc Tdap sau đó tối thiểu 4 tuần, thêm 1 liều Tdap hoặc Td nữa ít nhất 6-12 tháng sau liều gần nhất (Tdap có thể được thay thế cho bất kỳ liều Td nào, nhưng thường được ưu tiên là liều đầu tiên).
  • Tiêm Td hoặc Tdap cứ sau 10 năm.

Đối với phụ nữ có thai:

  • Tiêm 1 liều Tdap trong suốt thai kỳ, ưu tiên ở giai đoạn sớm của tuần 27 - 36, giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh uốn ván sơ sinh và ho gà trong vài tháng đầu đời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vacxin đa dạng cho nhiều đối tượng khác nhau: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong giai đoạn mang thai... trong đó có vacxin bạch hầu ho gà uốn ván hoặc kết hợp thêm nhiều bệnh khác:

Vắc xin Adacel 0.5 ml (Pháp)

Vắc-xin Adacel 0.5 ml là loại vắc-xin kết hợp được chỉ định sử dụng làm mũi nhắc lại 1 liều duy nhất cho trẻ từ 4 tuổi trở lên để phòng các bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván.

Những điều cần biết khi tiêm vacxin Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà - ảnh 2
Vắc-xin Adacel 0.5 ml là loại vắc-xin kết hợp được chỉ định sử dụng làm mũi nhắc lại 1 liều duy nhất cho trẻ từ 4 tuổi trở lên
Vắc-xin Tetraxim 0.5 ml (Pháp)

Vắc-xin Tetraxim 0.5 ml là vắc-xin 4 trong 1 được chỉ định để phòng ngừa các bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Ho gà - Bại liệt ở trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên khi tiêm chủng cơ bản hay nhắc lại trong năm tuổi thứ 2 hoặc ở trẻ em từ độ tuổi 5 - 11 tuổi và 11 - 13 tuổi tùy theo mỗi quốc gia.

Vắc-xin Pentaxim 0,5ml (Pháp)

Vắc-xin Pentaxim 0,5ml được sản xuất bởi hãng Sanofi của Pháp. Pentaxim 0,5ml là vắc-xin 5 trong 1 phòng ngừa các bệnh Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà - Bại liệt- Hib.

Vắc-xin Infanrix hexa 0,5ml (Bỉ)

Vắc-xin Infanrix hexa 0,5ml được sản xuất bởi hãng Glaxosmithkline (GSK) của Bỉ. Infanrix hexa 0,5ml là vắc-xin kết hợp bạch hầu - uốn ván - ho gà vô bào, viêm gan B, Bại liệt bất hoạt và Vắc-xin Haemophilus influenzae tuýp B.

Vắc-xin Hexaxim 0.5ml (Pháp)

Vắc-xin Hexaxim 0,5ml được sản xuất bởi hãng Sanofi Pasteur của Pháp. Hexaxim 0,5ml là vắc-xin hấp phụ bạch hầu, uốn ván, ho gà (vô bào), viêm gan B (rDNA), bại liệt (bất hoạt) và Haemophilus influenzae týp b cộng hợp.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung