Mục lục:

Gây mê phẫu thuật nội soi phình đại tràng bẩm sinh

Phình đại tràng xuất phát từ nguyên do bệnh nhân bị thiếu hạch tế bào hạch thần kinh tại vị trí cuối của đại tràng, khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện. Và phẫu thuật nội soi chính là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin cần thiết liên quan đến gây mê phẫu thuật nội soi phình đại tràng bẩm sinh.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Chẩn đoán bệnh phình đại tràng bẩm sinh

Bệnh Phình đại tràng bẩm sinh còn có tên gọi là bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh hoặc Hirschsprung, bắt gặp ở trẻ nhỏ bao gồm cả nam và nữ. Căn bệnh bẩm sinh này nằm trong khoảng 15% những bệnh lý và dị tật bẩm sinh thường gặp, cần phải tiến hành phẫu thuật để điều trị kịp thời.

Biểu hiện nổi bật của bệnh Phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ nhỏ chính là tình trạng người bệnh đi đại tiện vô cùng khó khăn, nếu không được điều trị nhanh chóng thì tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn, ngay cả khi người bệnh đại tiện phân mềm.

Căn bệnh này khiến trẻ ngày càng trở nên biếng ăn, chậm lớn. Không những thế, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm như tắc ruột, viêm ruột nặng, khiến cho việc chăm sóc trẻ đang bị phình đại tràng càng trở nên khó khăn hơn.

Hiện nay, với sự phát triển của y học, căn bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn nhờ phẫu thuật Nội soi phình đại tràng bẩm sinh. Nhưng trước khi đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số Xét nghiệm bắt buộc như:

  • Chụp X-quang: kỹ thuật chụp X-quang sử dụng thêm các chất cản quang thường được yêu cầu để chẩn đoán bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Dựa vào kỹ thuật này, các bác sĩ chuyên khoa có thể dễ dàng thấy được những đoạn ruột hẹp cũng những các đoạn ruột dãn của người bệnh.
  • Kỹ thuật kiểm tra khả năng kiểm soát của cơ xung quanh vùng trực tràng, tùy nhiên không được sử dụng phổ biến.
  • Sử dụng mẫu đại tràng để làm các xét nghiệm cần thiết (sinh thiết hút, sinh thiết mẫu): đây được coi là những xét nghiệm mang đến độ chính xác cao nhất để chẩn đoán bệnh. Nhờ đó, bác sĩ có thể đưa ra kết luận cuối cùng là trẻ nhỏ có đang bị mắc phải bệnh phình đại tràng bẩm sinh không.
Gây mê phẫu thuật nội soi phình đại tràng bẩm sinh - ảnh 1
Phình đại tràng bẩm sinh khiến trẻ ngày càng trở nên biếng ăn, chậm lớn

2. Gây mê phẫu thuật nội soi phình đại tràng bẩm sinh

2.1 Chuẩn bị

Người thực hiện: những bác sĩ và điều dưỡng viên của chuyên khoa hồi sức cấp cứu.

Phương tiện:

  • Hệ thống các máy gây mê kèm thở, cung cấp nguồn oxy bóp tay, cùng với máy theo dõi chính xác chức năng sống (bao gồm các chỉ số ECG, SpO2, EtCO2, huyết áp động mạch, nhịp thở, nhiệt độ), máy hút, máy phá rung tim...
  • Đèn soi thanh quản, ống hút, mặt nạ (mask), ống nội khí quản các cỡ, bóng bóp, kìm Magill, mandrin mềm, canul miệng hầu.
  • Lidocain 10% dạng xịt, và Salbutamol dạng xịt.
  • Các phương tiện dự phòng khi đặt nội khí quản khó: mask thanh quản, ống Cook, bộ mở khí quản, ống soi phế quản mềm, kìm mở miệng...

2.2 Các bước tiến hành

  • Kiểm tra hồ sơ người bệnh;
  • Kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân;
  • Thực hiện kỹ thuật.

Các bước thực hiện chung:

  • Tư thế tiêu chuẩn của người bệnh: nằm ngửa, được thở bằng oxy 100% với lượng 3-6 l/phút trước khi khởi mê ít nhất là 5 phút;
  • Lắp đặt máy theo dõi người bệnh;
  • Thiết lập một đường truyền hiệu quả;
  • Áp dụng tiền mê (nếu cần).

Khởi mê:

  • Thuốc ngủ thường được sử dụng là: những loại thuốc mê tĩnh mạch (etomidat, thiopental, ketamin...), hoặc các thuốc mê bốc hơi (sevofluran...);
  • Thuốc giảm đau như: fentanyl, sufentanil, morphin...;
  • Thuốc giãn cơ (nếu cần thiết): succinylcholin, rocuronium, vecuronium..;
  • Điều kiện được phép đặt ống nội khí quản khi: bệnh nhân đã ngủ sâu, có đủ độ giãn cơ tiêu chuẩn (gần như tất cả các trường hợp);
  • Hai kỹ thuật giúp đặt ống nội khí quản phổ biến hiện nay là: qua đường mũi hoặc đường miệng.

Dưới đây là kỹ thuật đặt nội khí quản qua đường miệng, bạn đọc có thể tham khảo thêm:

  • Mở miệng bệnh nhân, đèn soi thanh quản được đưa từ từ vào bên phải của miệng, gạt lưỡi người bệnh sang phía bên trái, đẩy đèn vào sâu, tay phải đồng thời đè sụn giáp nhẫn để tìm kiếm lỗ thanh môn và nắp thanh môn;
  • Tiến hành khởi mê nhanh chóng và thực hiện thủ thuật Sellick đối với những trường hợp dạ dày đầy;
  • Luồn chiếc ống nội khí quản một cách nhẹ nhàng qua khu vực lỗ thanh môn, và chỉ dừng lại khi thấy bóng của ống nội khí quản đã đi qua phần dây thanh âm từ 2-3 cm;
  • Có thể rút đèn soi thanh quản thật nhẹ nhàng;
  • Sau đó bơm bóng nội khí quản;
  • Kiểm tra về vị trí hiện tại của ống nội khí quản trong cơ thể bằng cách nghe phổi và sử dụng kết quả EtCO2;
  • Cố định lại ống bằng băng dính;
  • Đặt canul vào miệng bệnh nhân để tránh trường hợp cắn ống (nếu cần).

3. Tai biến và xử trí 

Sau phẫu thuật bệnh Nhi có thể gặp một số tai biến về hô hấp

3.1 Trào ngược dạ dày vào đường thở

Nếu phát hiện có dịch tiêu hóa trong vùng khoang miệng và đường thở của người bệnh thì nhanh chóng hút sạch dịch bằng cách đặt tư thế của người bệnh nằm đầu thấp, và nghiêng đầu sang một bên. Sau đó đặt nhanh ống nội khí quản vào cơ thể để hút sạch dịch trong đường thở.

3.2 Rối loạn huyết động

Rối loạn huyết động là những trường hợp bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, hạ hoặc tăng đường huyết. Có thể xử trí dựa theo triệu chứng và nguyên nhân cụ thể.

3.3 Những biến chứng về hô hấp

Bệnh nhân bị gập, tụt hoặc ống nội khí quản đẩy sâu vào phổi, dẫn đến hở hệ thống hô hấp, gây cạn kiệt nguồn oxy. Có thể giải quyết những trường hợp này bằng cách nhanh chóng thông khí và cung cấp lại oxy 100%, sau đó tìm và giải quyết nguyên nhân.

Như vậy, thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được những thông tin quan trọng liên quan đến quá trình gây mê phẫu thuật nội soi phình đại tràng bẩm sinh. Để được chẩn đoán và tìm ra các phương hướng điều trị tốt nhất, bệnh Nhi nên được đưa đến các trung tâm y tế uy tín để được thăm khám kịp thời.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung