Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Giun đầu gai do Gnathostoma spinigerum: Triệu chứng và cách phòng tránh

23/11/2020
Giun đầu gai do Gnathostoma spinigerum: Triệu chứng và cách phòng tránh

Bệnh nhiễm ký sinh trùng nói chung và bệnh giun đầu gai do Gnathostoma spinigerum nói riêng với các triệu chứng lâm sàng đa dạng dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do ăn thức ăn sống hay thức ăn chưa được chế biến kỹ từ một số thực phẩm tại vùng dịch lưu hành.

1. Giun đầu gai do Gnathostoma spinigerum là bệnh gì?

Bệnh giun đầu gai do ký sinh trùng Gnathostoma gây ra, đây là bệnh lý có tỷ lệ phát hiện còn thấp. Đặc điểm loại ký sinh trùng này là ấu trùng giun tròn, loại thường gặp là Gnathostoma spinigerum.

Phương thức lây truyền qua đường ăn uống, người ăn các món ăn được chế biến từ lươn, cá, ếch, nhái, tôm... hoặc uống nước chứa mầm bệnh còn sống, chưa nấu chín kỹ là những người có nguy cơ nhiễm bệnh. Đặc biệt những người bệnh sinh sống và làm việc ở những vùng dịch tễ bệnh lưu hành.

Chẩn đoán lâm sàng dựa vào biểu hiện lâm sàng biểu hiện đặc trưng của hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da và hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng.

Bệnh do giun đầu gai có thể tồn tại 10 – 12 năm vì vậy có thể xâm nhập đến bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể gây ra các biến chứng cho từng cơ quan. Đặc biệt ấu trùng có thể chui vào trong Não gây tử vong

Giun đầu gai do Gnathostoma spinigerum: Triệu chứng và cách phòng tránh - ảnh 1
Bệnh do giun đầu gai có thể tồn tại 10 – 12 năm

2. Triệu chứng của bệnh giun đầu gai

Các triệu chứng của bệnh giun đầu gai bao gồm:

  • Sưng đau cơ thường gặp sưng đau cơ chân tay, mặt, đau ngực làm bệnh nhân có cảm giác khó thở.
  • Trong đường tiêu hóa: Ấu trùng thường ký sinh ở dạ dày và gan, có thể lạc đến xoang bụng tạo thành khối u. Bệnh nhân có dấu hiệu giống như viêm ruột thừa, Viêm túi mật hoặc giả khối tổn thương ở ruột.
  • Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là mề đay mạn tính với đặc điểm nổi u cục với nhiều kích thước to nhỏ khác nhau, có thể di chuyển được kèm đau.
  • Di chuyển đến hệ tiết niệu gây đái máu
  • Di chuyển đến mắt gây giảm thị lực, mù, đau mắt, sợ ánh sáng
  • Di chuyển đến tai gây giảm thính lực, ù tai,...
  • Xuất hiện ổ áp xe dưới da, có thể gây nhiễm khuẩn huyết
  • Di chuyển đến phổi gây ho, đau ngực, khó thở, Ho ra máu, Ho ra giun.
  • Gây bệnh tại hệ Thần kinh trung ương gây Viêm màng não cấp tính, sưng cơ vùng mang tai giống bệnh quai bị; ấu trùng cũng có thể chui vào mắt gây viêm mống mắt, tiền phòng...

3. Chẩn đoán bệnh Giun đầu gai do Gnathostoma spinigerum

Việc chẩn đoán dựa vào các kỹ thuật tìm ấu trùng giun ở vị trí vết loét. Các Xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao
  • Xét nghiệm thử phản ứng Huyết thanh Elisa chẩn đoán Gnathostoma dương tính
  • Soi trực tiếp tìm thấy ấu trùng giun đầu gai ở các vết loét, nhọt, áp xe,...
  • Có thể điều trị thử bằng thuốc điều trị đặc hiệu có đáp ứng hiệu quả tốt để chẩn đoán.

4. Xét nghiệm Gnathostoma IgG trong chẩn đoán bệnh giun đầu gai

Có 4 tiêu chuẩn chính để nghĩ đến bệnh nhiễm giun đầu gai:

  • Đã từng ăn thủy sản tái hoặc sống, chưa nấu chín, đặc biệt trong lươn, cá da trơn, cá rô, cá chim, chạch, ếch, gà, mèo, chó,...
  • Cơ thể thường có các biểu hiện khi ký sinh trùng di chuyển qua các bộ phận: da, niêm mạc, phủ tạng sẽ gây tình trạng viêm, ngứa, nổi mẩn đỏ hoặc mề đay,... sưng phồng mô mềm di chuyển liên tục hay nốt viêm mô tế bào di chuyển, vị trí hay gặp ở thân mình hoặc hai chi trên. Ngoài ra, còn gặp ngứa, mày đay, nổi mẩn đỏ, ban đỏ, ban trường,...
  • Bạch cầu ái toan tăng, IgE Huyết thanh tăng.
  • Huyết thanh chẩn đoán miễn dịch với Gnathosoma spp dương tính - có giá trị lớn trong chẩn đoán tình trạng mắc bệnh.

Hiện nay nhiều Bệnh viện Đa khoa đã triển khai tất cả các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh giun đầu gai: 

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xác định được thành phần các loại tế bào máu, trong đó xác định được số lượng cụ thể và tỉ lệ phần trăm của bạch cầu ái toan.

  • Tăng bạch cầu ái toan là dấu hiệu quan trọng có thể là chỉ báo sớm để chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị.

Xét nghiệm Gnathostoma IgG: 

  • Là xét nghiệm miễn dịch học ELISA - dùng men để đánh dấu kháng thể, phát hiện sự kết hợp đặc hiệu từ đó có thể phát hiện kháng thể IgG có trong huyết thanh/ huyết tương bệnh nhân nhiễm giun đầu gai Gnathostoma spp, xác định tình trạng đang nhiễm hoặc đã từng nhiễm.
  • Xét nghiệm Gnathostoma IgG có thời gian xét nghiệm nhanh, là xét nghiệm không xâm lấn, độ nhạy: 80 - 85%, độ đặc 80 - 85%. Có giá trị cao trong chẩn đoán nhiễm bệnh.
  • Nguyên lý xét nghiệm: Gnathostoma IgG (Giun đầu gai) là xét nghiệm dựa trên nguyên lý Elisa sandwich. Kết quả xét nghiệm được đánh giá thông qua sự kết hợp của hai loại kháng thể là kháng thể bắt (capture antibodies) và kháng thể phát hiện (detection antibodies) có gắn biotin, các bước ủ và rửa sẽ rửa trôi các thành khác không phản ứng, sau khi cho thêm TMB sẽ phản ứng với biotin, bước cuối cùng thêm Stop để dừng phản ứng. Kết quả sẽ được đọc trên máy đọc Elx 808, nồng độ của chất cần phát hiện sẽ tỷ lệ thuận với đậm độ màu của dung dịch.

Lưu ý trong việc lấy mẫu xét nghiệm: 

  • Mẫu bệnh phẩm: Lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Heparin, EDTA. Mẫu không vỡ hồng cầu.
  • Cần nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm.
  • Bảo quản: Nhiệt độ phòng (15 - 25℃) ổn định trong 2 ngày, muốn bảo quản lâu hơn để nhiệt độ 2 - 8 ℃ /5 ngày.
  • Xét nghiệm sinh học phân tử giúp giải trình tự gen, xác định cụ thể phân loài của Gnathostoma spp.

Xét nghiệm này có thể phân tích cấu trúc di truyền, và xác định rõ loài, những thường chỉ dùng trong mục đích nghiên cứu. 

5. Điều trị bệnh giun đầu gai

Điều trị bệnh giun đầu gai bằng các thuốc Albendazole, thiabendazole hoặc ivermectin.

Có thể sử dụng kết hợp phương pháp phẫu thuật, chích ổ áp xe và lấy ấu trùng giun ra khỏi cơ thể.

6. Phòng bệnh giun đầu gai
  • Đảm bảo sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Uống nước đun sôi để nguội không được uống nước lã.
  • Không nên ăn các thức ăn sống, tái, chưa chín kỹ,... đặc biệt các thức ăn thủy sản, hải sản như lươn, cá, ếch, nhái, tôm...
  • Ấu trùng giun đầu gai có thể chun xuyên qua da vì vậy khi chế biến thức ăn đặc biệt chế biến thịt lươn, cá, ếch, nhái, tôm... nên mang găng tay cao su bảo vệ.
Xét nghiệm Gnathostoma IgG trong chẩn đoán bệnh giun đầu gaiCó 4 tiêu chuẩn chính để nghĩ đến bệnh nhiễm giun đầu gai:
+ Đã từng ăn thủy sản tái hoặc sống, chưa nấu chín, đặc biệt trong lươn, cá da trơn, cá rô, cá chim, chạch, ếch, gà, mèo, chó,...
+ Cơ thể thường có các biểu hiện khi ký sinh trùng di chuyển qua các bộ phận: da, niêm mạc, phủ tạng sẽ gây tình trạng viêm, ngứa, nổi mẩn đỏ hoặc mề đay,... sưng phồng mô mềm di chuyển liên tục hay nốt viêm mô tế bào di chuyển, vị trí hay gặp ở thân mình hoặc hai chi trên. Ngoài ra, còn gặp ngứa, mày đay, nổi mẩn đỏ, ban đỏ, ban trường,...
+ Bạch cầu ái toan tăng, IgE huyết thanh tăng.
+ Huyết thanh chẩn đoán miễn dịch với Gnathosoma spp dương tính - có giá trị lớn trong chẩn đoán tình trạng mắc bệnh.
- Hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, triển khai tất cả các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh giun đầu gai: 
+ Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xác định được thành phần các loại tế bào máu, trong đó xác định được số lượng cụ thể và tỉ lệ phần trăm của bạch cầu ái toan.Tăng bạch cầu ái toan là dấu hiệu quan trọng có thể là chỉ báo sớm để chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị.
+ Xét nghiệm Gnathostoma IgG: 
Là xét nghiệm miễn dịch học ELISA - dùng men để đánh dấu kháng thể, phát hiện sự kết hợp đặc hiệu từ đó có thể phát hiện kháng thể IgG có trong huyết thanh/ huyết tương bệnh nhân nhiễm giun đầu gai Gnathostoma spp, xác định tình trạng đang nhiễm hoặc đã từng nhiễm.
Xét nghiệm Gnathostoma IgG có thời gian xét nghiệm nhanh, là xét nghiệm không xâm lấn, độ nhạy: 80 - 85%, độ đặc 80 - 85%. Có giá trị cao trong chẩn đoán nhiễm bệnh.
Nguyên lý xét nghiệm: Gnathostoma IgG (Giun đầu gai) là xét nghiệm dựa trên nguyên lý Elisa sandwich. Kết quả xét nghiệm được đánh giá thông qua sự kết hợp của hai loại kháng thể là kháng thể bắt (capture antibodies) và kháng thể phát hiện (detection antibodies) có gắn biotin, các bước ủ và rửa sẽ rửa trôi các thành khác không phản ứng, sau khi cho thêm TMB sẽ phản ứng với biotin, bước cuối cùng thêm Stop để dừng phản ứng. Kết quả sẽ được đọc trên máy đọc Elx 808, nồng độ của chất cần phát hiện sẽ tỷ lệ thuận với đậm độ màu của dung dịch.
Hình ảnh 5: Hệ thống máy xét nghiệm tại MEDLATEC
Hình ảnh 5: Hệ thống máy xét nghiệm tại MEDLATEC
Lưu ý trong việc lấy mẫu xét nghiệm: 
+ Mẫu bệnh phẩm: Lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Heparin, EDTA. Mẫu không vỡ hồng cầu.
+ Cần nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm.
+ Bảo quản: Nhiệt độ phòng (15 - 25℃) ổn định trong 2 ngày, muốn bảo quản lâu hơn để nhiệt độ 2 - 8 ℃ /5 ngày.
- Xét nghiệm sinh học phân tử giúp giải trình tự gen, xác định cụ thể phân loài của Gnathostoma spp.
Xét nghiệm này có thể phân tích cấu trúc di truyền, và xác định rõ loài, những thường chỉ dùng trong mục đích nghiên cứu.