Mục lục:

Thiếu máu cơ tim cục bộ - Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa

Thiếu máu cơ tim cục bộ xảy ra khi động mạch vành (động mạch cung cấp máu cho tim) bị hẹp, khiến cho lượng máu nuôi tim bị giảm lưu lượng. Bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim...
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ

Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh Thiếu máu cơ tim cục bộ là do tình trạng Xơ vữa động mạch vành làm tắc, hẹp các mạch máu nuôi tim, khiến cho cơ tim không được cung cấp đủ lượng oxy và năng lượng để hoạt động.

Các yếu tố nguy cơ gây ra Xơ vữa động mạch bao gồm: cơ thể bị stress quá lâu, thói quen hút thuốc lá, béo phì, ít vận động, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp...

2. Hệ lụy của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ

Thiếu máu cơ tim cục bộ là bệnh lý Tim mạch phổ biến, cực kỳ nguy hiểm, nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho người bệnh, cụ thể:

2.1 Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh

Đau thắt ngực hoặc cảm thấy ngực nặng nề, khó thở, cơ thể mệt mỏi có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ

Đối với bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ thể không có đau ngực (thiếu máu cơ tim thầm lặng), người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng cảnh báo mắc bệnh, không có cảm giác đau tức ngực nên chủ quan về bệnh, không khám và điều trị, dẫn đến biến Chứng nhồi máu cơ tim hoặc đột tử.

Những người mắc bệnh thiếu máu cơ tim thể có đau ngực sẽ thấy xuất hiện nhiều các cơn đau ở vùng ngực trái trước tim, cảm giác bị đè ép ở khu vực sau xương ức lan đến cổ, vai trái, hàm, cánh tay trái. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác khó thở, lo âu, hồi hộp, buồn nôn, vã mồ hôi, đánh trống ngực...

Giai đoạn đầu triệu chứng thường xuất hiện sau khi gắng sức Khi triệu chứng xuất hiện cả khi nghỉ ngơi là biểu hiện nguy hiểm, cần đi Khám bệnh sớm.

2.2 Biến chứng suy tim

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ không gây ra các triệu chứng khó chịu, chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp cuộc sống của người bệnh mà còn có thể biến chứng suy tim nhanh chóng. Những tổn hại cơ tim, khả năng bơm máu giảm sút khiến cho tim ngày càng suy yếu và làm xuất hiện các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, ho...

Thiếu máu cơ tim cục bộ - Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa - ảnh 1
Thiếu máu cơ tim cục bộ khiến tim ngày càng suy yếu và xuất hiện triệu chứng đau thắt ngực, khó thở,...

2.3 Biến chứng rối loạn nhịp tim

Tình trạng thiếu máu cơ tim lâu ngày có thể là nguyên nhân gây ra các rối Loạn nhịp tim từ đơn giản đến phức tạp thậm chí nguy hiểm tính mạch như: Ngoại tâm thu nhĩ, Ngoại tâm thu thất, rung nhĩ, nhịp nhanh thất..., thậm chí rung thất gây đột tử

2.4 Biến chứng nhồi máu cơ tim

Đây chính là hệ lụy nặng nề nhất của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Nhồi máu cơ tim xảy ra khi động Mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, dẫn tới tình trạng thiếu máu, Dinh dưỡng và oxy, làm một vùng cơ tim sẽ bị hoại tử. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì người bệnh có thể bị suy tim, rối Loạn nhịp tim hoặc đột tử.

2.5 Tổn thương van tim do biến đổi cấu trúc cơ tim

Thiếu máu cơ tim kéo dài có thể dẫn đến hoạt động của các van tim bị ảnh hưởng đặc biệt là van hai lá gây ra hở van hai lá.

3. Phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ bằng cách nào? Thiếu máu cơ tim cục bộ - Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa - ảnh 2

Tập thể dục giúp duy trì sức khỏe và phòng chống bệnh tim mạch

Xây dựng một lối sống lành mạnh chính là cách để duy trì sức khỏe, tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật nói chung và bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nói riêng.

Từ bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, tăng cường tập thể dục thể thao, xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, Lo âu quá mức, kiểm tra sức khỏe định kỳ là biện pháp hiệu quả nhất để giữ gìn cơ thể khỏe mạnh Cần phát hiện kịp thời các vấn đề sức khỏe để điều trị sớm.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung