Ung thư buồng trứng là bệnh gì?
Ung thư buồng trứng xảy ra khi tại buồng trứng xuất hiện khối u ác tính. Ở nữ giới, buồng trứng là cơ quan sinh sản giữ chức năng sản xuất ra các tế bào trứng và các Nội tiết tố nữ, gồm estrogen và Progesterone.
Ung thư buồng trứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể khiến cho các tế bào ung thư ngày càng phát triển mạnh mẽ và khó có thể kiểm soát được. Khi đó, chúng sẽ di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể và gây ra ung thư thứ phát tại vị trí đó.
Hóa trị Ung thư buồng trứng là gì?
Hóa trị ung thư buồng trứng là liệu pháp sử dụng các loại thuốc hoặc hóa chất gây độc tế bào để điều trị ung thư buồng trứng. Thông thường, hóa trị là một phương pháp điều trị toàn thân, tức là khi đưa thuốc hóa trị vào cơ thể, chúng sẽ đi vào trong máu và ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể của người bệnh. Các loại hóa chất khi được đưa vào cơ thể có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật, hoặc giúp thu nhỏ khối u để tiến hành phẫu thuật dễ dàng hơn.
Các lựa chọn hóa trị ung thư buồng trứng
Tùy vào từng loại và giai đoạn ung thư mà mỗi bệnh nhân sẽ có các lựa chọn điều trị bằng hóa trị khác nhau. Cụ thể là:
1. Hóa trị ung thư biểu mô buồng trứng
Ung thư biểu mô buồng trứng là loại ung thư buồng trứng phổ biến nhất ở phụ nữ. Đây là tình trạng các tế bào ung thư phát triển từ các tế bào nằm trên bề mặt của buồng trứng. Khi sử dụng liệu pháp hóa trị để điều trị căn bệnh này, bác sĩ sẽ sử dụng kết hợp hai loại thuốc khác nhau, bao gồm hợp chất bạch kim (thường là Cisplatin hoặc carboplatin) và Taxane (như paclitaxel (Taxol ® ) hoặc docetaxel (Taxotere ® ). Việc kết hợp các loại thuốc hóa học này với nhau giúp đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn và nó được xem là phương pháp điều trị ung thư đầu tiên cho người bệnh trước khi tiến hành các liệu pháp điều trị khác. Những loại thuốc này thường được đưa vào cơ thể thông qua đường tiêm hoặc truyền tĩnh mạch sau 3-4 tuần một lần.
Thông thường, một liệu trình hóa trị cho ung thư biểu mô buồng trứng sẽ bao gồm 3-6 chu kỳ điều trị, tùy thuộc vào diễn biến của bệnh. Liệu pháp hóa trị có thể giúp thu nhỏ các Khối u ác tính hoặc thậm chí làm chúng biến mất. Tuy nhiên, phương pháp này khó có thể tiêu diệt tận gốc các tế bào ung thư, vì vậy ung thư có thể quay trở lại bất cứ khi nào. Nếu đợt hóa trị đầu tiên mang lại kết quả cao, ung thư có thể được đẩy lùi ít nhất từ 6-12 tháng.
2. Hóa trị trong phúc mạc (IP)
Hóa trị trong phúc mạc (IP) thường được áp dụng đối với những phụ nữ bị ung thư buồng trứng giai đoạn III (ung thư không lan ra ngoài bụng) và ung thư đã được loại bỏ một cách tối ưu (không có khối u lớn hơn 1cm sau phẫu thuật).
Trong hóa trị liệu IP, thuốc cisplatin và paclitaxel được tiêm vào khoang bụng thông qua một ống thông nhỏ và mỏng. Các ống thông này có thể được đặt ngay trong quá trình phẫu thuật, hoặc đôi khi được đặt sau đó. Ống thông thường được kết nối với một cổng và ở đầu được gắn một chiếc đĩa có kích thước bằng nửa tờ đô la với một màng chắn. Cổng được đặt dưới da để chống lại cấu trúc xương của thành bụng, chẳng hạn như xương sườn hoặc xương chậu. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt một cây kim qua da và đưa vào cổng ống thông để bơm hóa chất vào khoang bụng của bệnh nhân.
Đưa hóa trị vào cơ thể theo cách này sẽ giúp liều thuốc tập trung trực tiếp vào các tế bào ung thư trong khoang bụng. Ngoài ra, hóa chất cũng được hấp thụ vào máu, do đó nó có thể đi đến cả các tế bào ung thư bên ngoài khoang bụng.
Mặc dù hóa trị IP giúp kéo dài tuổi thọ của người bệnh hơn, tuy nhiên nó có thể mang lại một số tác dụng phụ nghiêm trọng như đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa. Điều này khiến một số phụ nữ phải ngừng điều trị sớm.
3. Hóa trị cho khối u tế bào mầm buồng trứng
Có thể điều trị cho khối u tế bào mầm buồng trứng bằng liệu pháp hóa trị kết hợp các loại thuốc khác nhau cùng một lúc. Một số loại thuốc này bao gồm:
- TIP (paclitaxel / Taxol, ifosfamide và cisplatin / Platinol)
- VeIP (vinblastine, ifosfamide và cisplatin / Platinol)
- VIP (etoposide / VP-16, ifosfamide và cisplatin / Platinol)
- VAC (vincristine, dactinomycin và cyclophosphamide)
4. Hóa trị cho khối u mô đệm buồng trứng
Các khối u mô đệm buồng trứng thường không được điều trị bằng hóa trị, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định có thể sử dụng kết hợp giữa Carboplatin và paclitaxel hoặc PEB (cisplatin / Platinol, etoposide và bleomycin) để điều trị ung thư.
Các tác dụng phụ của hóa trị ung thư buồng trứng
Các loại thuốc hóa trị khi được đưa vào cơ thể không chỉ tác động tới các Khối u ác tính mà nó còn ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể của người bệnh. Do vậy, không thể tránh khỏi những tác dụng phụ do thuốc gây ra. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào loại và liều lượng thuốc được sử dụng. Một số tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm:
- Buồn nôn và ói mửa
- Ăn không ngon miệng
- Rụng tóc
- Phát ban ở tay chân
- Loét miệng
Hóa chất cũng có thể ảnh hưởng tới các tế bào tạo máu của tủy xương, dẫn đến các nguy cơ như:
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng (do giảm bạch cầu)
- Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu (do giảm tiểu cầu)
- Cơ thể mệt mỏi (do số lượng hồng cầu thấp)
Những tác dụng phụ này thường biến mất sau khi điều trị kết thúc. Trong quá trình điều trị, nếu phát hiện xảy ra bất kỳ triệu chứng nào, hãy thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Ngoài ra, một số loại thuốc hóa học có thể gây ra các tác dụng phụ lâu dài hoặc thậm chí là vĩnh viễn, bao gồm:
- Cisplatin có thể gây tổn thương thận
- Cisplatin và Taxanes có thể gây tổn thương thần kinh, tê, Ngứa ran ở tay hoặc chân
- Cisplatin cũng có thể làm hỏng các dây Thần kinh đến tai, dẫn đến mất thính giác
- Gây ra mãn kinh sớm và vô sinh
- Có thể gây ra ung thư tủy xương như hội chứng myelodysplastic hoặc bệnh bạch cầu tủy cấp tính