Lá sầu đâu điều trị tiểu đường hiệu quả như thế nào?

Cây Sầu Đâu được xem là loại thảo dược quý và mang đến nhiều công dụng chữa bệnh ở Ấn Độ. Lá Sầu Đâu rất có ích đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Tìm hiểu xem tìm hiểu xem liệu cây sầu đâu điều trị tiểu đường hiệu quả như thế nào thông qua nội dung sau.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Cây Sầu Đâu là cây gì?

Sầu Đâu thường có tên gọi khác là Neem, Xoan Sầu Đâu hoặc Xoan Trắng, theo khoa học, cây còn được gọi là Azadirachta Indica. Đây là loại thảo Dược có nguồn gốc từ Ấn Độ, phát triển đa dạng tại các vườn quốc gia phía Nam. Theo đó, hầu hết các bộ phận của cây như rễ, hoa, lá, hạt và quả đều có công dụng điều trị bệnh hiệu quả và có mặt trong rất nhiều bài thuốc khác nhau.

2. Thành phần có trong cây Sầu Đâu

Thành phần chính có trong tất cả bộ phận của cây Sầu Đâu chính là dầu đắng và axit margosic. Ngoài ra, mỗi bộ phận lại bao hàm các thành phần đặc biệt khác nhau, cụ thể:

  • Hạt: chứa 4.5% dầu bao gồm nimbin, nimbinin và nimbidin
  • Cụm hoa: Cụm hoa chứa glucozit nimbosterin cùng tinh dầu, nimberetin, nimbosterol và một số axit béo
  • Hoa và quả: Hoa bao gồm tinh dầu đắng, quá chứa chất đắng gọi là Bakayamin
  • Vỏ: Ở phần vỏ thân chứa nimbin, nimbinin, nimbidin và tinh dầu

Đây là những thành phần có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, có ích trong việc kháng viêm, hỗ trợ làm lành vết loét trong hệ tiêu hóa. Sử dụng Sầu Đâu còn có tác dụng diệt khuẩn, ngăn cản hình thành những mảng bám trong miệng,…

3. Công dụng của cây Sầu Đâu trong điều trị bệnh tiểu đường

Cây Sầu Đâu được các nhà nghiên cứu chứng minh vừa có công dụng Hạ đường huyết hiệu quả cho những bệnh nhân tiểu đường vừa hỗ trợ ngăn chặn xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt, sử dụng Sầu Đâu còn hạn chế được nguy cơ Tim mạch hoặc tăng huyết áp đột ngột, giúp người bệnh ổn định sức khỏe và sống vui mỗi ngày.

Cụ thể, các hoạt chất sinh học có trong lá Neem có tác dụng ngăn chặn quá trình hấp thu đường sau khi ăn thông qua cơ chế ức chế những loại men phân cắt tinh bột thành đường. Do đó, khi sử dụng lá Neem, lượng đường huyết sẽ không bị tăng đột ngột sau các bữa ăn.

Đặc biệt, thành phần từ Sầu Đâu còn rất có ích trong việc thúc đẩy tuyến tụy sản xuất insulin, tăng cường độ nhạy cảm của insulin với các tế bào từ đó cải thiện tình trạng Tiểu đường tuýp 2 đáng kể. Ngoài ra, lượng chất chống oxy hóa lớn có trong lá Neem giúp bảo vệ thành mạch vững chắc, ngăn chặn nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng cường kháng viêm.

4. Cách dùng cây Sầu Đâu trị tiểu đường

Việc sử dụng lá Sầu Đâu được đánh giá cao khi mang đến hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Duy trì thói quen sử dụng điều độ mỗi ngày giúp người bệnh giảm hàm lượng glucose hấp thu vào máu. Đồng thời các hoạt chất còn thúc đẩy sự tái tạo tế bào beta nhằm tăng cường khả năng sản sinh insulin. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng thích hợp và đúng phương pháp. Cụ thể:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Phần sử dụng là lá Sầu Đâu. Chọn 10 gram lá Sầu Đâu tươi và làm sạch bằng nước

Cách thực hiện

Để dùng cây Sầu Đâu trị tiểu đường, trước hết cần phơi lá Sầu Đâu tươi dưới ánh nắng đến khi lá hơi héo thì mang đi rửa sạch lại bằng nước và hãm lấy nước dùng thay cho trà. Do Sầu Đâu khá đắng nên người dùng lá Sầu Đâu cần kiên trì, nhẫn nại dùng liên tục trong vài tháng mới phát huy tác dụng hiệu quả.

Theo đó, liều lượng thích hợp để sử dụng mỗi ngày là 30 mg, vượt quá nhiều so với liều lượng cho phép trên có thể khiến người bệnh gặp phải tác dụng phụ như mất ngủ, thiếu máu, mất ý thức, nôn mửa thậm chí là tiêu chảy. Một số tình trạng nghiêm trọng còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

5. Lưu ý khi dùng lá Sầu Đâu

  • Sầu Đâu không thích hợp sử dụng cho phụ nữ trong giai đoạn Mang thai hoặc cho con bú, việc sử dụng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con và làm tăng cao nguy cơ sảy thai.
  • Trong trường hợp đang sử dụng các loại thuốc đặc trị có thể gây phản ứng không mong đợi khi dùng thêm Sầu Đâu.
  • Trẻ nhỏ tuyệt đối không được cho dùng Sầu Đâu dù nhiều hay ít
  • Trước khi tiến hành phẫu thuật nên ngưng sử dụng Sầu Đâu 2 tuần
 
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Hồng Hoa

  • Số 52 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
  • Nội tiết - Đái tháo đường - Tuyến Giáp
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Quang Toàn

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nội tiết - Đái tháo đường - Tuyến Giáp
  • 370.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

GS.TS.BS Thái Hồng Quang

  • 219 Đường Lê Duẩn, Nguyễn Du, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Nội tiết - Đái tháo đường - Tuyến Giáp
  • 500.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quang Bảy

  • 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Nội tiết - Đái tháo đường - Tuyến Giáp
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Khoa Diệu Vân

  • Tầng 3, Số 257 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Nội tiết - Đái tháo đường - Tuyến Giáp
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*