Nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi thời tiết lạnh

Thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp, chính là lúc hệ tim mạch của chúng ta hoạt động khó khăn hơn, đặc biệt với những người lớn tuổi và những người có sẵn nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Làm thế nào để giữ một trái tim khỏe mạnh, tránh các nguy cơ tai biến trong những ngày này?
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Trời lạnh làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim?

Khi trời lạnh, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời việc thay đổi nhiệt độ đột ngột (từ trong phòng ấm ra trời lạnh...) nên dẫn đến tình trạng mạch máu co thắt mạch máu, cơ thể giữ nước. Từ đó có thể làm cho huyết áp tăng cao đột ngột nên dễ dẫn đến các tai biến như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

2. Những người có nguy cơ bị đột quỵ khi trời lạnh?

Những người có nguy cơ Tim mạch chính là người có nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim:

  • Có những cơn đau thắt ngực không rõ nguyên nhân.
  • Hay hồi hộp, tim đánh trống ngực hoặc cảm giác hụt nhịp tim.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi khó thở nhiều, thở khò khè, đau mỏi cơ bắp, bị chuột rút.
  • Mạch đập quá nhanh hoặc quá chậm khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi bình thường
  • Béo phì, thừa cân, ít vận động.
  • Hút thuốc lá thường xuyên hoặc uống rượu bia nhiều.
  • Có người thân trong gia đình bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.
  • Bị đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.
  • Nữ trên 45 tuổi, nam trên 40 tuổi.

Với những người từng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, trời lạnh sẽ làm tăng nguy cơ nặng/tái phát các bệnh nói trên.

3. Các triệu chứng cảnh báo đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Nếu đột ngột có các triệu chứng đau đầu, đau ngực, bạn cần phải nghĩ đến các nguy cơ bị đột quy và nhồi máu cơ tim.

Khi có các triệu chứng nói trên, bạn cần đến ngay bệnh viện. Không nên uống bất cứ loại thuốc nào, xoa bóp, bấm huyệt để tận dụng thời gian vàng 6h sau tai biến.

4. Cần làm gì để tránh các nguy cơ?

Một trái tim khỏe mạch, một chế độ ăn uống khoa học và tập luyện phù hợp là biện pháp phòng ngừa bệnh Tim mạch và đôt quỵ

  • Cần tăng cường bổ sung các loại rau, trái cây nhiều chất xơ (bơ, cam, táo, chà là, chuối...), sử dụng thực phẩm giàu chất béo chưa bão hòa như omega 3, Omega 6 ít nhất 2 ngày trong tuần (cá hồi, cá trích, cá thu...). Các chuyên gia cho rằng chế độ ăn Địa Trung Hải làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư, tốt nhất năm 2019.
  • Tránh đồ chiên xào, đồ nướng, thịt đỏ và tất cả những đồ ăn chứa chất béo bão hòa. Nếu ăn thịt, bạn chỉ nên ăn thịt trắng, thịt gia cầm bỏ da. Đồng thời, nên ăn ít muối và hạn chế đường.
  • Nước uống có gas hay thực phẩm đóng hộp chính là những thứ bạn cần từ bỏ để bảo vệ trái tim khoẻ mạnh, thay vào đó, bạn có thể thay thế bằng sữa ít béo.
  • Tránh các chất kích thích như trà đặc, rượu bia, cà phê, thuốc lá hoặc các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định.
  • Ngoài ra, bạn có thể ưu tiên sử dụng những thực phẩm Dinh dưỡng được bổ sung dưỡng chất Plant Sterol – chất béo chiết xuất từ thực vật giúp giảm lượng cholesterol đi vào máu từ thức ăn hàng ngày, các axit béo không no MUFA, PUFA giúp cải thiện cấu trúc mạch vành, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày cũng có thể giúp phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Vì vậy, bạn hãy tận dụng mọi cơ hội để đi bộ khi có thể, ví dụ như đi thang bộ (≤ 2 tầng lầu,nhớ là không được gắng sức) thay vì thang máy, đi bộ đi chợ hay đỗ xe ở xa văn phòng...

Nếu có thể sắp xếp thời gian, bạn có thể tập đi bộ nhanh khoảng 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày và duy trì ít nhất 5 ngày/ tuần. Thay vì đi bộ, bạn cũng có thể tập thái cực quyền, đánh cầu lông hay đạp xe theo sở thích.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung