Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Phẫu thuật điều trị teo thực quản

09/06/2021
Phẫu thuật điều trị teo thực quản

Teo thực quản là một dị tật bẩm sinh có ở trẻ em ngay từ lúc mới chào đời. Teo thực quản ở trẻ sơ sinh có thể được chữa trị bằng phương pháp mở ngực qua màng phổi, màng ngoài phổi hoặc có thể phẫu thuật nội soi lồng ngực để giảm thiểu những tai biến có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.

1. Teo thực quản bẩm sinh

Teo thực quản ở trẻ sơ sinh là dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa xuất hiện rất sớm, ngay từ lúc trẻ đẻ ra. Teo thực quản là hiện tượng thực quản bị gián đoạn trong trên đường lưu thông của nó, có thể mất đi sự thông thương giữa thực quản và khí quản của trẻ. Hơn 50% trường hợp teo thực quản bẩm sinh thường đi kèm với những dị tật khác như dị dạng đốt sống, bất sản hậu môn, những dị tật về tim mạch...

Teo thực quản bẩm sinh có thể được chẩn đoán ngay từ khi bào thai còn ở trong bụng mẹ, vào khoảng thai được 24 tuần tuổi nhờ những kỹ thuật cận lâm sàng hiện đại trong đó có siêu âm thai. Để chữa trị chứng hẹp thực quản ở thai Nhi thì phương pháp được áp dụng hiện nay là phẫu thuật. Khi được phát hiện sớm và trong giai đoạn chưa có những biến chứng nguy hiểm thì teo thực quản vẫn có thể được chữa trị một cách an toàn và không gây ra những biến chức như trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn phản xạ bú nuốt hay mềm sụn khí quản.

Phẫu thuật điều trị teo thực quản - ảnh 1
Teo thực quản bẩm sinh ở trẻ nhỏ

2. Nguyên nhân teo thực quản

Nguyên nhân teo thực quản được chứng minh là do sự bất thường trong quá trình tạo phôi từ giữa tuần thứ 4 và tuần thứ 6 trong thời gian Mang thai của người mẹ. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt những dị tật bẩm sinh đi kèm với bệnh hẹp thực quản ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây ra teo thực quản bẩm sinh vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và chính xác.

3. Trẻ sơ sinh bị teo thực quản bẩm sinh xử lý như thế nào?

Đối với trẻ sơ sinh bị teo thực quản thì phương pháp điều trị tối ưu nhất được lựa chọn hiện nay là phẫu thuật, trong đó có phương pháp phẫu thuật nội soi lồng ngực. Đây là phương pháp được chỉ định với những trẻ teo thực quản có khoảng cách không quá 4 đốt sống và thường được cân nhắc với những đối tượng có cân nặng bé hơn 2000 gram hoặc những trẻ có dị tật bất thường về tim. Đặc biệt, phẫu thuật Nội soi lồng ngực điều trị teo thực quản tuyệt đối không được áp dụng trên những trẻ có dị tật Tim mạch phức tạp và có bệnh viêm phổi trong cơ thể, ngoài ra nếu trẻ có tình trạng khí máu cũng như huyết động không ổn định cũng không được tiến hành phẫu thuật.

Để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật nội soi lồng ngực diễn ra an toàn và hiệu quả thì cần chuẩn bị theo những bước sau:

  • Chuẩn bị máy móc thiết bị đầy đủ bao gồm: dàn máy phẫu thuật nội soi có hệ thống bơm CO2 tự động và có sưởi ấm khí, ống nội soi cứng kích thước 5mm 30°, trocar, bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi 3mm, chỉ PDS 5-6/0, chỉ Vicryl 5-6/0, bộ phẫu thuật lồng ngực trẻ em theo quy ước.
  • Đánh giá tình trạng bệnh nhân đầy đủ trước khi tiến hành phẫu thuật bao gồm những Xét nghiệm thường quy cần thiết.
  • Cho bệnh nhân thở máy nếu đang trong tình trạng suy Hô hấp hoặc độ bão hòa oxy thấp hơn 90%
  • Điều chỉnh tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân nếu có hiện tượng rối loạn kiềm toan.
Phẫu thuật điều trị teo thực quản - ảnh 2
Phòng mổ cần được chuẩn bị đầy đủ thiết bị

Các bước để tiến hành phương pháp phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị teo thực quản ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Gây mê nội khí quản cho trẻ, thiết lập kiểm soát đường thở cho trẻ trong suốt quá trình phẫu thuật, đặt thông khí phổi trái cho trẻ.
  • Đặt bệnh nhân nằm sấp sao cho đầu trẻ hướng về phía monitor, chân hướng về phía người phẫu thuật viên, kê gối cao ở vị trí ngực phải cho trẻ, đồng thời để chân hạ thấp xuống.
  • Đặt trocar thứ nhất vào khoảng liên sườn IX và cách cột sống 4cm.
  • Đặt trocar thứ hai vào khoảng liên sườn X và cách cột sống 2cm
  • Đặt trocar thứ ba vào khoảng liên sườn VII sao cho cách trocar thứ nhất 2cm về phía trên ngoài.
  • Trong thời gian mới bắt đầu bơm hơi thì để áp lực bơm hơi ở khoảng 4mmHg, lưu lượng 1L/phút, sau đó tăng lên 6mmHg hoặc 8mmHg tùy trường hợp.
  • Tìm tĩnh mạch Azygos sau đó dùng cây đốt điện để đốt và cắt đôi tĩnh mạch này ra.
  • Tìm đầu dưới thực quản đoạn thông thương với khí quản để bóc tách chúng ra.
  • Phần đầu dưới thực quản được cắt khỏi lỗ rò vào phần khí quản, sau đó khâu lại lỗ rò bằng chỉ PDS 5/0 mũi rời.
  • Phần đầu dưới thực quản 2cm được bóc tách ra sao cho đủ để kéo lên với đầu trên của nó, mở dọc đầu dưới thực quản 1 đoạn kích thước khoảng 1cm.
  • Tìm đầu trên thực quản, đẩy nhẹ thông vào túi cùng của đoạn trên thực quản.
  • Bóc tách đầu trên của thực quản khỏi những tổ chức lân cận.
  • Tách mặt sau của túi cùng ra khỏi khí quản, cắt phần chỏm thanh cơ, niêm mạc để mở túi cùng thực quản.
Phẫu thuật điều trị teo thực quản - ảnh 3
Trẻ được gây mê nội khí quản chuẩn bị phẫu thuật
  • Khâu nối 2 đầu thực quản lại bằng chỉ PDS 5/0 với mũi khâu ở vị trí 6 giờ, lưu ý để nút buộc chỉ nằm trong lòng của thực quán. Tiếp tục khâu mặt sau với 2 đến 3 mũi khâu bằng chỉ PDS 5/0 sao cho nút buộc nằm trong lồng ngực và trong lòng thực quản.
  • Đẩy ống thông qua miệng rối xuống phần dạ dày của trẻ, khâu mặt trước, kiểm tra độ kín của các mũi khâu.
  • Dùng nước để hút rửa các vị trí trong khoang màng phổi rồi tiến hành đặt dẫn lưu khoang màng phổi.
  • Rút và khâu lại lỗ trocar
  • Chuyển bệnh nhi đến khoa hồi sức sau khi hoàn thành các bước của phẫu thuật, thông báo với người nhà về tình trạng phẫu thuật của bệnh nhân.

Sau khi kết thúc phẫu thuật thì cần lưu ý theo dõi những vấn đề sau trên bệnh nhân:

  • Hồi sức cho bệnh nhân, điều chỉnh cân bằng kiềm toan và chức năng sinh tồn.
  • Chụp X quang ngực thẳng để khảo sát tình trạng phổi, dịch và khí trong khoang màng phổi của bệnh nhân.
  • Cho bệnh nhân thở máy trong khoảng từ 12 đến 24 giờ sau phẫu thuật.
  • Theo dõi những biến chứng như rò thực quản, chảy máu tĩnh mạch Azygos, rách khí quản, rò miệng nối sau 5 ngày, hẹp miệng nối...
  • Bơm sữa qua sonde dạ dày để cung cấp Dinh dưỡng cho bệnh nhân sau 48 giờ.
  • Chụp thực quản sau mổ 6 ngày
  • Rút ống thông dạ dày trong trường hợp không có rò thực quản.
  • Nếu có hẹp miệng nối thì cần nong định kỳ cho trẻ và thực hiện cắt nối thì 2.
  • Thực hiện tái khám sau khi mổ được 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và mỗi năm để phát hiện kịp thời những bất thường.
Phẫu thuật điều trị teo thực quản - ảnh 4
Khi trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường về sức khỏe, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Phẫu thuật nội soi lồng ngực là phương pháp an toàn, hiệu quả và ít gây biến chứng hiện nay trong việc điều trị teo thực quản ở trẻ sơ sinh. Đây là một phương pháp chuyên sâu, kỹ thuật hiện đại và đòi hỏi tay nghề cũng như kinh nghiệm nên bệnh nhân cần chọn lựa những cơ sở y tế uy tín để điều trị teo thực quản bẩm sinh hiệu quả nhất.