Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Que cấy tránh thai Implanon: Những điều cần biết

09/09/2022
Que cấy tránh thai Implanon: Những điều cần biết

Que cấy tránh thai implanon là ống nhỏ làm bằng chất dẻo chứa thuốc tránh thai, được cấy dưới da tay không thuận của người phụ nữ. Thành phần có trong que cấy tránh thai bao gồm nội tiết tố levonorgestrel hay etonogestrel.

Sau khi được cấy, các que cấy sẽ phóng thích dần dần lượng hormone vào cơ thể tạo ra tác dụng ngừa thai kéo dài có thể lên đến 3 năm. Đây được xem như là một biện pháp ngừa thai rất đáng tin cậy. Biện pháp này giúp ngừa thai với hiệu quả lên tới trên 99% và kéo dài từ 3 năm sau một lần cấy duy nhất.

1. Vì sao que tránh thai được cấy dưới vùng da dưới cánh tay?

Que cấy tránh thai có kích thước cỡ bằng que diêm, được cấy vào vùng da dưới cánh tay của người phụ nữ, thường là cánh tay không thuận để tránh vận động, di chuyển nhiều sau khi thực hiện cấy.

  • Cơ chế tránh thai của que tránh thai:

Hai cơ chế hoạt động chính của que tránh thai là làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng đi vào buồng tử cung và ngăn cản quá trình rụng trứng (ở hơn phân nửa các chu kỳ).

  • Ai không nên lựa chọn sử dụng cấy que tránh thai?

Cấy que tránh thai là một biện pháp tránh thai hiện đại, có hiệu quả rất cao do không cần phải tuân thủ nhiều điều kiện sử dụng. Gần như tất cả những ai có nhu cầu tránh thai đều có thể sử dụng biện pháp tránh thai bằng que cấy này. Tuy nhiên, que cấy có chứa nội tiết nên phụ nữ mắc các bệnh liên quan đến nội tiết không được khuyến cáo sử dụng. Ngoài ra, những phụ nữ mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, Tim mạch cũng không được sử dụng.

Que cấy tránh thai Implanon: Những điều cần biết - ảnh 1
Chị em phụ nữ mắc bệnh lý Tim mạch không nên cấy que tránh thai

Trong trường hợp bị ung thư vú, có tiền sử chảy máu âm đạo bất thường hay rối loạn chức năng gan thì nên gặp để được bác sĩ tư vấn. Từ đó lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp nhất.

  • Tác dụng phụ của que cấy tránh thai:

Tác dụng phụ thường gặp nhất của que tránh thai là gây ra một số xáo trộn nhẹ về chu kỳ kinh nguyệt như chu kỳ Hành kinh thưa hơn và giảm dần lượng máu kinh. Phần trăm phụ nữ gặp hiện tượng vô kinh sau khi thực hiện cấy que tránh thai là khoảng 30%. Các hiện tượng như giảm ham muốn tình dục, tăng cân bất thường, đau đầu, căng tức ngực rất hiếm gặp. Người có nhu cầu cấy que tránh thai nên đến khám tại các cơ sở y tế đủ điều kiện để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn kỹ lưỡng trước khi thực hiện cấy que tránh thai.

2. Ưu điểm và nhược điểm của biện pháp tránh thai bằng que cấy

2.1 Ưu điểm của Implanon

Gần như tất cả ai có nhu cầu tránh thai đều có thể sử dụng biện pháp cấy que này. Bao gồm cả các bà mẹ đang cho con bú, phụ nữ trên 40 tuổi, người có U xơ tử cung đều có thể sử dụng Implanon an toàn. Phụ nữ đang cho con bú để thực hiện cấy que an toàn và không làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ thì nên đợi trẻ hơn 6 tuần tuổi mới bắt đầu sử dụng que cấy này.

Các trường hợp có yếu tố nguy cơ cho tim mạch như hút thuốc lá, béo phì, tiểu đường hay cả bệnh nhân cao huyết áp đều có thể dùng Implanon.

Implanon chỉ đặt 1 lần duy nhất, chỉ với 1 que cấy, không yêu cầu người sử dụng phải tuân thủ điều kiện sử dụng, không phải uống thuốc mỗi ngày hay phải chuẩn bị trước mỗi lần quan hệ, que cấy Implanon không làm ảnh hưởng đến quan hệ tình dục.

Que cấy tránh thai Implanon: Những điều cần biết - ảnh 2
Biện pháp tránh thai bằng que cấy an toàn với phụ nữ đang cho con bú

2.2 Nhược điểm

Hiện tượng thường gặp nhất sau khi cấy que Implanon là Rong kinh trong vài tháng đầu.

Cũng như dụng cụ tử cung, Implanon cần phải được đặt tại cơ sở y tế và được thực hiện bởi nhân viên y tế được huấn luyện về cách đặt và rút que cấy.

3. Vấn đề vô kinh khi sử dụng Implanon

Sau 1 năm cấy que Implanon hay gây ra tình trạng vô kinh. Với quan niệm của mỗi người khác nhau mà đây có thể là ưu điểm hay là nhược điểm của que cấy này. Đối với một số người thì việc không ra máu kinh hàng tháng của một phụ nữ là chuyện “bất thường”, không hợp với tự nhiên. Thực ra giai đoạn vô kinh này không là bệnh lý, máu kinh không hề tích tụ trong cơ thể. Việc phụ nữ đến tháng ra máu ít hay không ra máu kinh thì điều này có lợi cho sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt hay gặp ở phụ nữ, hoặc họ sẽ không còn bị hạn chế trong các hoạt động vui chơi. Vô kinh sau khi cấy que tránh thai không nên xem vấn đề này là một bất lợi khi cân nhắc sử dụng Implanon.

4. Quy trình thực hiện cấy và gỡ que tránh thai như thế nào?

  • Trước khi cấy que: Bác sĩ sẽ đánh giá về tính ổn định của que cấy tránh thai (bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm) và thảo luận các vấn đề về sức khỏe của người được cấy.
  • Thực hiện thủ thuật: Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật theo các bước:
    • Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ thuốc Gây tê dưới da ở phía trong cánh tay không thuận của bạn.
Que cấy tránh thai Implanon: Những điều cần biết - ảnh 3
Cấy que tránh thai được thực hiện tại vùng da dưới cánh tay của phụ nữ
    • Sau khi thuốc gây tê có tác dụng, bác sĩ sẽ cấy que tránh thai ở vùng dưới da cánh tay bằng dụng cụ hỗ trợ cấy vô trùng. Sau khi thực hiện cấy xong sẽ được quấn băng tại chỗ cấy trong 24 giờ. Việc cấy que tránh thai thường diễn ra trong vòng vài phút.
    • Sau khi cấy người được cấy que sẽ được tư vấn về các biểu hiện bất thường sau khi cấy que và các trường hợp phải tới gặp bác sĩ.
  • Có thể gỡ que cấy tránh thai để Mang thai không?

Que cấy thai là một dụng cụ khá dễ dàng để tháo lắp. Nếu người cấy que có ý định có con, hãy đến gặp bác sĩ để được tháo que tránh thai an toàn. Sau khi tháo que cấy tránh thai ra, hầu hết người dùng đều có lại kinh nguyệt bình thường và có khả năng Mang thai trong vòng 1 tháng sau đó

  • Quy trình thực hiện gỡ que cấy:
    • Trước hết, bác sĩ sẽ tiêm một mũi gây tê vào ngay bên dưới phần cuối của que cấy tránh thai. Bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ ở trên da và phần cuối của que cấy sẽ được đẩy qua vết rạch nhỏ này.
    • Sau đó vùng phẫu thuật sẽ được băng lại ngay sau đó. Thông thường, việc tháo que cấy tránh thai mất khoảng vài phút.

Phòng khám Đa khoa 125 Thái Thịnh Là Phòng khám Đa khoa cung cấp các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe chất lượng, được nhiều khách hàng tin tưởng, đánh giá cao; Phòng khám Đa khoa 125 Thái Thịnh luôn nỗ lực đổi mới không ngừng, đem đến cho khách hàng những dịch vụ với sự thuận tiện tối đa và mức chi phí hợp lý nhất.

Lưu ý khi đi khám:

Khám phụ khoa: Cần lưu ý là không đặt thuốc trong vòng 3 đến 5 ngày và không có kinh nguyệt thì mới khám Phụ Khoa.

Đặt vòng tránh thai: Không nhận đặt vòng cho bệnh nhân đã từng mổ đẻ.

Thủ thuật hút thai: Sẽ nhận dưới 12 tuần và sẽ không nhận mổ đẻ 3 lần, có phương pháp hút, có hút gây tê và hút gây mê, (không dùng thuốc bỏ thai). Gây mê phải nhịn ăn từ 4-6h, nếu ăn ít đồ dễ tiêu sẽ nhận từ 4-6h, còn ăn cơm nhận >6h,

  • Thủ thuật gây mê: sáng nhận trước 10h00, chiều nhận trc 17h00,
  • Thủ thuật gây tê: sáng nhận trc 11h00, chiều nhận trước 18h30, nếu cận giờ trên thì chỉ áp dụng thai từ 5-8 tuần.

Khám các dịch vụ để tốt nhất bệnh nhân lên qua buổi sáng trước 11h00, buổi tối qua trc 19h00, Nếu làm nhiều dịch vụ mà cần có thời gian thì phải qua sớm hơn trước 18h30.