1. Nguyên nhân Rối loạn chức năng tình dục ở nữ do đâu?
Rối loạn chức năng Tình dục có thể xảy ra rất lâu, hoặc mới mắc phải. Các nguyên nhân chính của rối loạn chức năng tình dục: Lãnh cảm, tuổi tác, suy giảm hormone, bệnh lý phụ khoa, căng thẳng, trầm cảm và các vấn đề của cuộc sống và quan hệ.
2. Các nhóm của rối loạn chức năng tình dục
Bốn nhóm của Rối loạn chức năng tình dục bao gồm: Một là thiếu ham muốn, hai là giảm khích động, ba là không đạt tới cực khoái, và bốn là giao hợp đau (tạm thời hay lâu dài) hay chứng co thắt âm đạo.
2.1 Thiếu ham muốn (rối loạn HSDD)
Đây chính là mối quan tâm được người phụ nữ nhắc đến nhiều nhất. Thiếu ham muốn trước khi sinh hoạt Tình dục cũng có thể là bình thường ở một số phụ nữ. Ở những người này, ham muốn lại chỉ xuất hiện khi họ bắt đầu quan hệ tình dục. Thiếu ham muốn sẽ được coi là rối loạn khi một người phụ nữ:
- Một là không muốn tham gia bất kỳ một quan hệ tình dục nào, kể cả thủ dâm
- Hoặc không có hoặc rất ít khi nghĩ về tình dục hay hứng thú.
2.2 Giảm khích động
Khích động bao gồm một loạt những thay đổi về cơ thể và cảm xúc xảy ra trong cơ thể người phụ nữ như là kết quả của kích thích tình dục. Khích động có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố bao gồm các tình trạng bệnh lý y khoa, các thuốc sử dụng, rượu, thuốc lá, hay ma túy. Lo lắng, buồn nản, hay các kinh nghiệm xấu từ các quan hệ tình dục trước đó có thể gây ra khó khăn cho sự khích động. Giảm khích động còn có nguyên nhân từ suy giảm hormone, kinh nguyệt bất thường, sự ức chế của các phản ứng co thắt.
2.3 Không đạt tới cực khoái
Đây có thể không phải là vấn đề với nhiều phụ nữ, bởi rất nhiều khi cảm xúc và sự gần gũi đối với họ lại quan trọng hơn. Những người phụ nữ không đạt cực khoái có thể không bao giờ có cực khoái với các bạn tình tình cờ, hoặc họ đã từng có cực khoái tại một thời điểm nhưng đã không còn nữa, cho dù có sự khích động đủ mức, hoặc chỉ cực khoái với thủ dâm mà không có với bạn tình. Cường độ cực khoái có thể giảm đi cùng với tuổi tác, sự lo lắng về vẻ ngoài cơ thể và các cơ quan sinh dục, hay không tin cậy bạn tình.
2.4 Giao hợp đau có thể xảy ra tạm thời hay lâu dài
Đau cũng có thể xảy ra với các hoạt động tình dục khác mà không cần phải giao hợp. Hầu hết những người phụ nữ tình dục khỏe mạnh đều có giao hợp đau ở một lúc nào đó trong đời. Các vấn đề về phụ khoa như âm đạo khô, viêm nhiễm, các khối u, hay lạc nội mạc tử cung, đều có thể gây đau. Thiếu ham muốn hay giảm khích động cũng là các lý do đi trước của giao hợp đau. Các tình trạng tinh thần, cả người phụ nữ lẫn bạn tình, đều có thể gây giao hợp đau. Vị trí đau cũng khác nhau từ âm hộ, âm đạo, âm vật hay tầng sinh môn, hoặc sâu hơn.
Diện tích niêm mạc ống âm đạo rộng hơn so với nam giới, khiến âm đạo dễ bị tổn thương hoặc nhiễm trùng khi quan hệ, điều này cũng ảnh hưởng đến chức năng tình dục.
3. Những thăm khám trong quá trình khám rối loạn chức năng tình dục
- Khám phụ khoa tổng quát, khám vú
- Siêu âm phụ khoa
- Xét nghiệm tế bào âm đạo Pap smear tầm soát Ung thư cổ tử cung
- Xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo và nuôi cấy dịch âm đạo.
- Xét nghiệm tìm Lậu cầu, HPV và các nhiễm khuẩn qua đường tình dục nếu cần.
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ nếu cần.
- Xét nghiệm định lượng hormone nội tiết: FSH, LH, AMH, Estradiol (E2), Progesteron, Testosteron, Prolactine.
- Xét nghiệm hormone tuyến giáp: TSH, T3 và T4, và đường huyết.
- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
4. Chẩn đoán rối loạn chức năng tình dục
Khám sức khoẻ là điều quan trọng nhất để xác định nguyên nhân gây đau khi quan hệ, thăm khám này có thể hơi khác so với một cuộc khám phụ khoa thông thường. Giải thích điều gì sẽ xảy ra trong suốt cuộc kiểm tra giúp người phụ nữ thư giãn và nên được duy trì trong suốt cuộc kiểm tra. Người phụ nữ nên được hỏi liệu cô ấy có muốn ngồi dậy và xem bộ phận sinh dục của mình qua gương trong khi khám; làm như vậy có thể truyền đạt một cảm giác kiểm soát.
Xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo và nhuộm Gram với nuôi cấy hoặc tìm DNA để phát hiện Neisseria gonorrhoeae và chlamydiae được chỉ định khi tiền sử hoặc thăm khám cho thấy viêm âm hộ, Viêm âm đạo hoặc viêm vùng chậu.
Mặc dù hoạt động estrogen thấp có thể góp phần làm rối loạn chức năng tình dục, việc đo nồng độ hiếm khi được chỉ định. estrogen thấp được phát hiện lâm sàng. Chức năng tình dục không tương quan với nồng độ testosterone, bất kể chúng được đo như thế nào. Nếu nghi ngờ lâm sàng là tăng prolactin máu, nồng độ prolactin được đo. Nếu Rối loạn tuyến giáp bị nghi ngờ về mặt lâm sàng thì phải làm xét nghiệm phù hợp; bao gồm xét nghiệm TSH nếu nghi ngờ suy tuyến giáp, thyroxine (T4) nếu nghi ngờ cường giáp, và đôi khi các xét nghiệm chức năng tuyến giáp khác.
5. Điều trị rối loạn chức năng tình dục
- Giải thích về đáp ứng tình dục của phụ nữ với vợ chồng
- Điều chỉnh các yếu tố góp phần
- Thay thế các thuốc chống trầm cảm trong điều trị SSRIs hoặc bổ sung bupropion
- Trị liệu tâm lý
Điều trị khác nhau theo rối loạn và nguyên nhân; thường thì cần phải có hơn một lần điều trị vì các rối loạn sẽ chồng lấp. Thấu biết tình cảm của bệnh nhân và đánh giá cẩn thận có thể đã là điều trị. Các yếu tố đóng góp được điều chỉnh nếu có thể. Rối loạn tâm trạng được điều trị. Giải thích về những gì liên quan đến phản ứng tình dục của phụ nữ cũng có thể giúp ích.
Vì SSRI có thể góp phần vào một số loại rối loạn chức năng tình dục, nên chuyển sang dùng thuốc chống trầm cảm có ít tác dụng phụ về tình dục (ví dụ như bupropion, moclobemide, mirtazapine, duloxetine). Ngoài ra, một số bằng chứng cho thấy thêm bupropion vào điều trị SSRI có thể giúp ích.
Trị liệu tâm lý là trọng tâm của điều trị. Liệu pháp nhận thức-hành vi nhắm vào các mục tiêu có tính tiêu cực và thường tự bản thân nhìn nhận các kết quả như là thảm hoạ từ các bệnh (bao gồm rối loạn phụ khoa) hoặc từ vô sinh.
Chánh niệm, một biện pháp ở phương đông có gốc rễ từ thiền Phật giáo có thể giúp ích. Nó tập trung vào nhận thức không phán xét về thời điểm hiện tại. Thực tiễn giúp phụ nữ giải phóng khỏi các phiền nhiễu gây cản trở đến sự chú ý cảm giác tình dục. Sự quan tâm (chánh niệm) làm giảm tình trạng Rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ khỏe mạnh và ở những phụ nữ bị ung thư vùng chậu hoặc viêm âm hộ mạn tính do kích thích. Phụ nữ có thể được giới thiệu đến cộng đồng hoặc nguồn Internet để học cách làm thế nào để thực hành chánh niệm. Liệu pháp nhận thức dựa trên sự tập trung (mind-based therapy cognitive therapy - MBCT) kết hợp một hình thức điều trị bằng chánh niệm. Như trong liệu pháp nhận thức-hành vi, phụ nữ được khuyến khích nhận ra những ý nghĩ không phù hợp, nhưng sau đó đơn giản chỉ cần quan sát sự hiện diện của họ, nhận ra rằng đó chỉ là những sự kiện tinh thần và không phản ánh đúng thực tế. Cách tiếp cận này có thể làm cho những suy nghĩ như vậy ít bị phân tâm hơn. MBCT được sử dụng để ngăn ngừa trầm cảm tái phát và có thể được điều chỉnh để điều trị rối loạn kích thích tình dục và rối loạn ham muốn / quan tâm tình dục cũng như các cơn đau mãn tính của vùng âm hộ bị kích thích.
Tổng hợp theo: Vinmec.com