Mục lục:

Rượu và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người

Mạng Internet hiện nay có rất nhiều thông tin hỗn hợp không được xác minh về đồ uống có cồn, như rượu. Mặc dù, sử dụng một lượng nhỏ rượu có thể có lợi ích đến sức khỏe người dùng, nhưng rượu lại là đồ uống có tính gây nghiện cao và đặc biệt có hại khi được sử dụng quá nhiều. Ảnh hưởng của rượu lên sức khỏe người dùng là khác nhau tùy vào từng cá nhân và loại rượu được sử dụng.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Đồ uống có cồn là gì?

Thành phần chính trong đồ uống có cồn là ethanol. Thường được gọi là cồn, ethanol là chất khiến người dùng có cảm giác say sau khi uống.

Đồ uống có cồn được sản xuất bởi các loại men đường trong một số loại thực phẩm giàu carb, chẳng hạn như nho - được sử dụng để làm rượu vang - hoặc ngũ cốc - được sử dụng để làm bia. Rượu là một trong những chất dẫn thần kinh phổ biến nhất trên thế giới, có thể có tác động mạnh mẽ đến tâm trạng và trạng thái tinh thần của người sử dụng.

Bằng cách ức chế khả năng tự ý thức và sự nhận thức, rượu có thể khuyến khích người dùng hành động có kiểm soát. Đồng thời, làm suy yếu khả năng phán đoán và thúc đẩy hành vi có thể khiến nhiều người hối hận.

2. Chức năng gan

Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể với hàng trăm chức năng thiết yếu.

Một trong những vai trò chính của gan là trung hòa các chất độc khác nhau khi người dùng tiêu thụ. Vì lý do này, gan là bộ phận đặc biệt dễ bị tổn thương do uống rượu.

Có một số các bệnh gan xuất hiện do lượng tiêu thụ rượu quá mức bao gồm: Gan nhiễm mỡ, gây ra bởi sự gia tăng chất béo bên trong tế bào gan. Gan nhiễm mỡ phát triển ở 90% những người uống nhiều hơn 1/2 ounce (15 ml) rượu mỗi ngày và thường không có triệu chứng và có thể toàn toàn hồi phục.

Ở những người Nghiện rượu nặng, uống nhiều rượu có thể khiến gan bị viêm. Trong trường hợp xấu nhất, các tế bào gan sẽ chết và được thay thế bằng mô sẹo, dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng gọi là xơ gan. Bệnh Xơ gan không có khả năng hồi phục hoàn toàn và liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Khi Xơ gan phát triển, cắt ghép gan có thể là giải pháp duy nhất.

3. Tác động lên Não bộ

Tiêu thụ rượu quá mức có thể có nhiều tác động bất lợi lên não. Ethanol làm giảm khả năng giao tiếp giữa các tế bào Não - một tác động ngắn hạn chịu kiểm soát các triệu chứng say rượu.

Uống rượu chè chén thậm chí có thể dẫn đến bất tỉnh, một hiện tượng đặc trưng của Chứng mất trí nhớ hoặc mất trí tạm thời sau khi uống nhiều rượu.Những tác động này chỉ là tạm thời, nhưng lạm dụng rượu mãn tính có thể gây ra những thay đổi vĩnh viễn trong cơ quan não bộ, dẫn đến suy giảm chức năng não.

Vì não là cơ quan rất nhạy cảm với tổn thương, lạm dụng rượu mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc Chứng mất trí nhớ và gây co rút não ở người trung niên và người cao tuổi. Trong trường hợp xấu nhất, tổn thương não nghiêm trọng do rượu gây ra có thể gây ra đột tử.

Ngược lại, uống một lượng vừa phải có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ - đặc biệt là ở người lớn tuổi.

4. Tác động lên cân nặng Rượu và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người - ảnh 1

Việc uống bia thường xuyên có thể gây tăng cân

Béo phì là một vấn đề sức khỏe vô cùng nghiêm trọng.

Cồn trong các loại đồ uống được xếp vào hàng những chất dinh dưỡng nhiều calo thứ hai sau chất béo, khoảng 7 calo mỗi gram. Bia có số lượng calo tương tự như nước ngọt có đường, trong khi rượu vang đỏ có lượng calo gấp đôi.

Tuy nhiên, các nghiên cứu điều tra mối liên hệ giữa rượu và cân nặng đã cung cấp kết quả không nhất quán. Ví dụ, nghiên cứu cho rằng việc uống một lượng vừa phải rượu bia có liên quan đến việc giảm cân, trong khi việc tiêu thụ liên tục có thể thúc đẩy tăng cân.

Trên thực tế, việc uống bia thường xuyên có thể gây tăng cân, còn tiêu thụ rượu vang có thể làm giảm cân.

5. Tác động lên tim mạch

Bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong xã hội hiện đại. Đây là một bệnh lý xảy ra rộng rãi, phổ biến nhất là đau tim và đột quỵ.

Mối quan hệ giữa rượu và bệnh tim rất phức tạp và phụ thuộc vào một số yếu tố. Việc uống rượu ở mức độ vừa phải có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, trong khi uống nhiều hoặc lạm dụng rượu dường như làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tiêu thụ rượu vừa phải có thể có các lợi ích như:

  • Tăng lượng cholesterol có lợi HDL trong máu
  • Giảm huyết áp, một yếu tố chính gây ra bệnh tim
  • Giảm nồng độ fibrinogen trong máu, yếu tố chính gây ra sự hình thành cục máu đông
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Giảm căng thẳng và lo lắng tạm thời

6. Bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường loại 2 ảnh hưởng đến khoảng 8% dân số thế giới. Bệnh xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao bất thường, bệnh tiểu đường loại 2 được gây ra bởi sự giảm hấp thu glucose, hoặc đường trong máu, bởi các tế bào, hay còn gọi là hiện tượng kháng insulin.

Uống rượu điều độ dường như làm giảm triệu chứng kháng insulin, ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Do đó, uống rượu trong bữa ăn có thể làm giảm lượng đường trong máu tăng 16% so với uống nước. Trên thực tế, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nói chung có xu hướng giảm với mức tiêu thụ rượu vừa phải.

7. Ung thư Rượu và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người - ảnh 2

Tiêu thụ rượu là một trong những nguy cơ gây ung thư miệng, cổ họng, đại tràng, vú và gan

Ung thư là một căn bệnh nghiêm trọng do sự phát triển bất thường của các tế bào.

Tiêu thụ rượu là một trong những nguy cơ gây ung thư miệng, cổ họng, đại tràng, vú và gan.

Các tế bào ở miệng và cổ họng là đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác hại của rượu.

Ngay cả tiêu thụ rượu ở mức độ nhẹ, một ly mỗi ngày - có liên quan đến tăng 20% nguy cơ ung thư miệng và cổ họng. Tỷ lệ xuất hiện bệnh lý tăng lên cùng với mức tiêu thụ. Tiêu thụ hơn 4 ly rượu mỗi ngày có thể làm tăng gấp năm lần nguy cơ ung thư miệng và cổ họng, cũng như tăng nguy cơ ung thư vú, ruột kết và ung thư gan.

8. Dị tật bẩm sinh

Lạm dụng rượu trong khi Mang thai là nguyên nhân hàng đầu gây dị tật bẩm sinh ở. Việc uống rượu sớm trong thai kỳ đặc biệt mang lại rủi ro cho quá trình phát triển của thai nhi. Trên thực tế, rượu có thể có tác động xấu đến sự phát triển, tăng trưởng, trí thông minh và hành vi - có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ đến hết cuộc đời.

9. Nguy cơ gây nghiện và lạm dụng

Ước tính 12% người Mỹ được cho là từng phụ thuộc vào rượu hay còn gọi là lạm dụng ít nhất một lần trong đời. Nghiện rượu là một trong những nguyên nhân chính gây ra bạo lực và tàn tật rượu ở Mỹ và là yếu tố gây ra nhiều căn bệnh khác nhau. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thói quen sử dụng rượu ở một người, chẳng hạn như lịch sử gia đình, môi trường xã hội, sức khỏe tâm thần và di truyền.

Các triệu chứng của nghiện rượu bao gồm thèm rượu không thể kiểm soát, mất khả năng kiểm soát và tự chủ khi uống rượu. Vì vậy, khi thói quen uống rượu bắt đầu có ảnh hưởng xấu lên chất lượng cuộc sống, người dùng đã có thể xuất hiện dấu hiệu lạm dụng và nghiện rượu.

Lạm dụng rượu mãn tính có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến toàn bộ chức năng của cơ thể từ đó gây ra các bệnh lý. Ví dụ, nghiện rượu có thể gây tổn thương gan, bao gồm xơ gan, tổn thương não, suy tim, tiểu đường, ung thư và nhiễm trùng.

10. Uống bao nhiêu là đủ

Khuyến nghị về lượng đồ uống có cồn thường dựa trên số lượng của một cốc tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nhiều người không có khái niệm đúng về thế nào là một cốc tiêu chuẩn để đo lường. Ở Mỹ, một cốc tiêu chuẩn để đo lường lượng đồ uống có cồn là một cốc có chứa 14 grams cồn. Thể tích đồ uống dựa trên phần trăm cồn trong đồ uống.

Rượu và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người - ảnh 3
Khuyến nghị về lượng đồ uống có cồn thường dựa trên số lượng của một cốc tiêu chuẩn

Liều lượng vừa phải được khuyến cáo là một cốc tiêu chuẩn đối phụ nữ và hai cốc cho nam giới hàng ngày. Việc tiêu thụ hơn ba cốc mỗi ngày cho phụ nữ và bốn cốc cho nam giới được coi là nhiều và có thể dẫn đến lạm dụng.

Bài viết tham khảo: Healthline.com

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung