Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Sau khi nội soi dạ dày đại tràng nên ăn gì và kiêng gì?

25/05/2021
Sau khi nội soi dạ dày đại tràng nên ăn gì và kiêng gì?

Hiện nay phương pháp nội soi đã trở nên phổ biến và không còn xa lạ với người bệnh. Việc nội soi sẽ giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán các bệnh lý về tiêu hóa. Nội soi dạ dày và nội soi đại tràng đều thuộc về nội tiêu hóa. Vậy sau khi nội soi dạ dày và nội soi đại tràng nên ăn gì và kiêng gì là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm.

1. Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày được bác sĩ chỉ định khi dùng để khảo sát các bệnh lý liên quan tới thực quản, dạ dày và đoạn đầu ruột non (tá tràng). Bệnh nhân được chỉ định nhịn ăn từ 6 tới 8 tiếng, không uống nước trước khi soi

Nội soi dạ dày là phương pháp được đánh giá cao, giúp bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương nhỏ chỉ vài milimet bên trong hệ tiêu hóa. Khi tiến hành nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng một ống soi mềm nhỏ, luồn qua đường miệng của bệnh nhân để thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa bao gồm các bộ phận thực quản, dạ dày và tá tràng. Phần đầu của ống nội soi nhỏ được gắn chiếu sáng, camera giúp thu hình trực tiếp chiếu lên màn hình.

Sau khi nội soi dạ dày đại tràng nên ăn gì và kiêng gì? - ảnh 1
Nội soi dạ dày

2. Nội soi đại tràng là gì?

Nội soi đại tràng được yêu cầu uống 3 gói Fortrans trong vòng 2 tiếng. Sau 2 tiếng bệnh bận sẽ đi ngoài liên tục giúp làm sạch.

Tương tự như dạ dày, phần đầu của ống nội soi nhỏ được gắn chiếu sáng, camera giúp thu hình trực tiếp chiếu lên màn hình, tuy nhiên ống soi to hơn, luồn qua hậu môn bệnh nhân, thăm khám được các vùng như trực tràng, đại tràng.

Sau khi nội soi dạ dày đại tràng nên ăn gì và kiêng gì? - ảnh 2 3. Sau khi nội soi

3. dạ dày đại tràng kiêng ăn gì?

Bệnh nhân sau khi nội soi dạ dày xong sẽ gặp phải một số triệu chứng như cảm giác chướng bụng nhẹ, đau rát họng, khó nuốt nước bọt, đau bụng,... nhưng những vấn đề này sẽ giảm dần sau đó nên bệnh nhân cũng không cần phải quá lo lắng.

Sau khi nội soi xong, bệnh nhân chỉ nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như ăn cháo, bánh bông lan mềm nên uống sữa nguội bởi sữa nóng rất dễ làm tổn thương dạ dày.

Các món ăn cho bệnh nhân sau nội soi nên được chế biến từ những loại thực phẩm giúp hạn chế và trung hòa dịch vị acid cũng như cần chế biến kỹ, mềm và loãng như cháo, súp, các món được ninh và hầm nhừ.

Không cho người bệnh nhân ăn quá no trong một lần, thay vào đó có thể chia 3 bữa chính thành những bữa ăn nhỏ, nhiều lần trong ngày để dùng, mỗi bữa ăn cách nhau ít nhất là 3 - 4 tiếng.

Sau khi nội soi dạ dày đại tràng nên ăn gì và kiêng gì? - ảnh 3
Người bệnh chỉ nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa

4. Thực phẩm nên tránh sau khi nội soi dạ dày đại tràng kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn để tốt cho dạ dày sau khi nội soi thì cũng có những thức ăn sẽ làm cho hệ tiêu hóa bị tổn thương, đặc biệt là với những người mới đi khám nội soi đại tràng, cần phải chú ý tới vấn đề này. Để dạ dày mau chóng được phục hồi, khỏe lại, người bệnh nên tránh ăn những loại thực phẩm như sau:

  • Các loại thực phẩm chua có lượng acid cao như chanh, xoài, bưởi,.. hay các món ăn được muối chua lên men như dưa kiệu, cà muối...
  • Một vài loại trái cây gây khó tiêu như táo, đu đủ..
  • Những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn đóng hộp và được chế biến sẵn đông lạnh như xúc xích, lạp xưởng cũng là các loại thực phẩm nằm trong nhóm gây hại cho dạ dày, do đó không nên sử dụng sau khi nội soi xong
  • Không ăn các loại bánh kẹo ngọt, uống những loại nước có gas trong những ngày đầu sau khi nội soi.
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, các loại thuốc lá, cà phê. Vì những chất kích thích này sẽ phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, khiến cho dạ dày bị tổn thương.
Sau khi nội soi dạ dày đại tràng nên ăn gì và kiêng gì? - ảnh 4
Người bệnh không nên uống rượu bia
  • Ngoài thực hiện chế độ ăn uống kiêng cữ giúp dạ dày, đại tràng nhanh chóng được khỏe trở lại thì cũng cần chú ý theo dõi tình trạng cơ thể của mình. Cần phải báo ngay cho các bác sĩ nếu thấy xuất hiện những biểu hiện lạ như sốt, lạnh và run, xuất huyết, đau bụng, nôn mửa, khó nuốt, đau ngực nặng..
  • Bên cạnh đó, tránh xa những thức ăn cay nóng vì chúng nó có thể gây tổn thương đến niêm mạc.