1. Sảy thai là gì?
Tình trạng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ được gọi là sảy thai. Các hình thức sảy thai có thể gặp phải là:
- Sảy thai hoàn toàn: phôi thai ra khỏi cơ thể mẹ trong một lần
- Sảy thai không hoàn toàn: người mẹ có cổ tử cung bị giãn hoặc mỏng nên các phần của phôi thai sẽ bị đẩy ra dần dần khỏi cơ thể
- Trứng trống: Phôi thai không phát triển trong tử cung
- Sảy thai liên tiếp: tình trạng sảy thai ít nhất 3 lần liên tiếp, tuy nhiên tỷ lệ các cặp vợ chồng gặp phải chỉ khoảng 1%
- Sảy thai ngoài tử cung: trứng làm tổ tại một nơi khác ngoài tử cung (ống dẫn trứng)
- Dọa sảy thai: khi bị xuất huyết hoặc chuột rút cảnh bảo nguy cơ sảy thai
2. Sảy thai kiêng gì cho mau khỏe?
Kiêng lạnh:
- Tắm nước lạnh, uống nước lạnh, ăn đồ lạnh… sẽ khiến cơ thể chị em bị nhiễm lạnh, làm suy giảm sức đề kháng.
Kiêng vận động mạnh:
- Sau khi sảy thai vài ngày, chị em nên vận động nhẹ nhàng trở lại để máu huyết lưu thông, giúp cơ thể thoải mái. Từ đó thả lỏng tâm trạng giúp việc ăn uống và ngủ nghỉ được tốt hơn. Tuy nhiên, không nên vận động quá nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, các cơ ở bụng của chị em vẫn chưa co lại đến mức bình thường.
Không nên có thai ngay lại
- Trước khi lên kế hoạch có thai trở lại, cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thực hiện một số thủ tục thăm khám chức năng để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
- Chị em có thể mang thai trở lại sau 3 tháng sau khi sảy thai tự nhiên, vì thời điểm này tử cung và âm đạo mới cơ bản bình phục và quay về tình trạng khỏe mạnh để thụ thai. Trường hợp sảy thai do Mang thai ngoài tử cung, cần đợi từ 4 đến 6 tháng mới được phép thụ thai trở lại.
Kiêng ngồi xổm và gập bụng
- Sau sảy thai không nên ngồi xổm hay gập bụng bởi lúc này âm đạo chưa ổn định, sẽ gây lệch lạc vị trí của các bộ phận sinh dục hoặc chảy máu tử cung.
Kiêng quan hệ tình dục:
- Cần phải kiêng sinh hoạt Tình dục trong một khoảng thời gian nhất định (tùy theo thể chất và tâm trạng của mỗi người, độ tuổi thai khi sảy, thường phải kiêng ít nhất một vài tuần sau khi sạch huyết và dịch. Nếu sảy thai to thì nên kiêng khoảng 6 tuần.
- Cần phải đợi ít nhất sau 3 tháng sau khi sảy thai tự nhiên mới nên mang thai trở lại, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thực hiện một số thăm khám chức năng trước khi lên kế hoạch sinh con. Vì lúc này, tử cung và âm đạo mới cơ bản bình phục và quay về tình trạng khỏe mạnh như ban đầu. Nếu chị em sảy thai do mang thai ngoài tử cung; cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn thụ thai trở lại. Vì thời gian hợp lý để chị em mang thai lại trong trường hợp này thường kéo dài hơn; có thể từ 4 đến 6 tháng.
Kiêng những món ăn có tính hàn (lạnh); có tính chất dễ gây Dị ứng hoặc những thức ăn có mùi tanh như:
- Cua, ốc, mực, sò, cá, hến… Những món ăn chứa gia vị cay nóng hoặc các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá; cà phê…) cũng cần tránh tuyệt đối vì những chất này dễ gây tổn thương sâu bên trong như: Sưng tấy, gây đau ở tử cung.
3. Nên làm gì sau khi sảy thai?
Sảy thai là chuyện xảy ra ngoài ý muốn, do đó chị em không nên quá đau buồn, dằn vặt bản thân mà cần giữ cơ thể và tâm trạng trong trạng thái nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, chú ý bồi bổ sức khỏe.
Ngoài ra, chị em cũng cần lưu ý vấn đề vệ sinh cá nhân hàng ngày, vệ sinh vùng kín 2 lần/ ngày với nước ấm và dung dịch vệ sinh chuyên dụng để tránh nhiễm trùng và khử mùi hôi vùng kín hiệu quả.
Có thể dùng túi chườm nóng hoặc chai nước ấm để chườm lên vùng bụng, lưng và hai bẹn để phòng đau lưng, mỏi gối và cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Chế độ ăn sau sảy thai cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, cần bổ sung:
- Thực phẩm nhiều sắt như thịt nạc bò, gà, heo, các loại đậu…
- Thực phẩm giàu canxi như sữa, cá hồi, đậu bắp…
- Thực phẩm giàu magie như chuối, hạt điều, bắp…
- Ăn nhiều trái cây, hoa quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ sung vitamin C
4. Những điều cần lưu ý khi bạn có ý định mang thai trở lại
Để có một thai kỳ tiếp theo khỏe mạnh bạn cần chuẩn bị về cả thể chất lẫn tinh thần.
- Dành thời gian nghỉ ngơi sớm ổn định tinh thần cảm xúc.
- Duy trì lối sống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, café,..
- Tập thể dục thường xuyên tăng cường sức khỏe.
- Ăn uống đủ chất để sớm phục hồi sức khỏe. Bổ sung acid folic, vitamin tổng hợp trước khi mang thai.
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi có ý định mang bầu; nhằm loại bỏ các tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến việc mang thai.
- Khi đã sẵn sàng về cả tinh thần lẫn thể chất cho lần mang bầu tiếp theo và muốn biết rõ hơn sảy thai bao lâu thì có thai lại đối với trường hợp của mình, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản để khám, tư vấn chi tiết hơn.
5. Biện pháp phòng ngừa sảy thai
Chị em cần lưu ý những điều sau để chuẩn bị cho quá trình mang thai được an toàn và khỏe mạnh:
- Trước khi mang thai cần khám tiền hôn nhân hoặc khám sức khỏe tổng quát
- Tiêm phòng và bổ sung vitamin trước khi mang thai
- Điều trị ổn định các bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, lao phổi, tuyến giáp,…
- Tránh xa khói thuốc lá, chất độc hại ngoài môi trường… và các chất kích thích như rượu, bia…
- Kiểm soát cân nặng trước và trong quá trình mang thai.
- Xây dựng thực đơn Dinh dưỡng lành mạnh để bảo vệ sức khỏe
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào
- Nếu có ý định tập luyện trong thai kỳ cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ.