Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Sỏi đường mật trong gan - Nguyên nhân và biến chứng

15/10/2020
Sỏi đường mật trong gan - Nguyên nhân và biến chứng

Sỏi đường mật trong gan là căn bệnh nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng khó lường đối với sức khỏe người bệnh. Tất cả mọi người đều cần trang bị những kiến thức về căn bệnh gan này cho mình để phòng bệnh và chữa bệnh tốt nhất.

 

1. Sỏi mật trong gan là gì?

Sỏi đường mật trong gan hay còn gọi là sỏi gan. đây là những viên sỏi (Nhỏ, to hoặc bùn) có nhiều trong ống gan phải, ống gan trái, trong túi mật và người châu Á có số ca mắc bệnh nhiều nhất thế giới. Khoảng 90 % bệnh lý viêm đường mật là do sỏi.

Gan là một bộ phận cơ thể quan trọng với chức năng sản xuất mật để tiêu hóa chất béo, khử độc và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể mẹ. Chính vì vậy, khi sỏi xuất hiện sẽ làm cho gan gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, áp xe gan,...

2. Nguyên nhân gây bệnh sỏi đường mật trong gan

Các hạt sỏi đường mật hay sỏi gan thường nằm trong đường dẫn mật trong gan, có hai loại sỏi chính là sỏi Cholesterol và sỏi sắc tố mật. Phổ biến ở Việt Nam là sỏi sắc tố với thành phần Bilirubin là chủ yếu.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi đường mật trong gan chính là do ký sinh trùng đường ruột đi vào đường mật, cùng với vi khuẩn khiến cho Bilirubin không hòa tan hoàn toàn, từ đó kết hợp với trứng và xác giun trong gan tạo thành sỏi.

Ngoài ra, bệnh sỏi đường mật trong gan còn do một số nguyên nhân như rối loạn chức năng gan, xơ gan, viêm gan do thuốc, viêm gan siêu virus, viêm gan B,...làm cho các thành phần trong dịch mật rối loạn. Những người béo phì, lười vận động cũng có thể gặp phải căn bệnh này do giảm vận động đường mật.
 

3. Các biểu hiện của bệnh sỏi đường mật trong gan

Sỏi đường mật trong gan dễ nhận biết các triệu chứng hơn. Ở giai đoạn đầu, các hạt sỏi còn nhỏ nên bạn chỉ bị chướng bụng, chậm tiêu hóa thức ăn. Khi sỏi lớn dần và chèn ép trong gan, bệnh nhân có thể bị 3 dấu hiệu điển hình như sau:

  • Đau bụng kiểu đau quặn gan
    • Đau HSP, kiểu đau quặn gan.
    • Sảy ra sau bữa ăn nhiều mỡ, hay đau về đêm (Lúc 22 - 24 giờ).
    • Khi đau kèm theo nôn, không dám thở mạnh.
    • Cơn đau kéo dài vài giờ đến vài ngày.
  • Sốt: do có viêm đường mật, túi mật), nếu không viêm thì không sốt, nếu Sốt thường:
    • Sốt cao đột ngột kéo dài vài 3 giờ.
    • Sốt và đau HSP đi đôi với nhau (Đau nhiều thì Sốt cao).
    • Sốt thường xảy ra sau cơn đau (Có khi cùng hoặc trước).
    • Có khi sốt kéo dài vài tuần, hàng tháng.
    • Có khi sốt nhẹ 37,5 - 38 độ
  • Vàng da: Khi dịch mật đọng tại gan, các bilirubin có màu vàng sẽ ảnh hưởng đến máu, làm bệnh nhân bị vàng da.
    • Vàng da, niêm mạc xảy ra sau đau và sốt 1 - 2 ngày.
    • Vàng da kiểu tắc mật (Da, niêm mạc vàng, nước tiểu vàng, phân bạc màu).
    • Vàng da có ngứa, thuốc chống Ngứa không kết quả, mạch chậm.
    • Vàng da mất đi chậm hơn đau và sốt.

4. Các biến chứng của bệnh sỏi đường mật trong gan

Sỏi đường mật trong gan sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho gan gây hại cho cơ thể hơn rất nhiều so với sỏi xuất hiện tại các vị trí khác trong cơ thể. Những biến chứng bệnh phổ biến là:
  • Xơ gan: khi gan bị viêm nhiễm, tổn thương mô gan hồi phục chậm sẽ dẫn tới Xơ gan và suy giảm chức năng gan.
  • Viêm gan: dịch mật ứ đọng lâu ngày làm chi vi khuẩn tấn công vào gan, tạo nên các ổ mủ, dẫn tới áp xe gan, viêm gan.
  • Ung thư đường mật trong gan: tỷ lệ người mắc bệnh không nhiều nhưng đây là biến chứng nguy hiểm nhất, người bệnh phát hiện ung thư thường rất muộn nên khó cứu chữa.
  • Nhiễm trùng máu: biến chứng nguy kịch, nếu không xử lý nhanh sẽ dẫn tới mất mạng.

5. Các phương pháp điều trị sỏi đường mật trong gan hiện nay

Triệu chứng lâm sàng của sỏi đường mật trong gan khá dạng và không phải trường hợp nào mắc sỏi trong gan cũng có biểu hiện giống nhau. Thông thường 3 triệu chứng rất điển hình của sỏi đường mật trong gan là: cơn đau quặn gan (đau vùng hạ sườn phải – vùng gan mật) do sỏi di chuyển cọ xát vào đường mật; sau đó xuất hiện sốt và rét run (dấu hiệu của nhiễm trùng đường mật); cuối cùng là vàng da, vàng mắt, phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu do có tắc mật.

Mục tiêu trong điều trị sỏi đường mật trong gan là lấy hết sỏi và làm đường mật thông suốt trở lại, tránh ứ trệ dịch mật. Và tùy theo từng trường hợp cụ thể sẽ có chỉ định điều trị phù hợp nhất.

Trường hợp sỏi trên 5 mm, sỏi gây triệu chứng viêm đường mật và nhiều biến chứng nguy hiểm khác sẽ được chỉ định can thiệp lấy sỏi sớm. Trong đó, có nhiều phương pháp điều trị như phẫu thuật lấy sỏi hoặc nội soi lấy sỏi, tán sỏi qua da hoặc đặc stent dẫn lưu đường mật, tạo đường hầm lấy sỏi,... Tuy nhiên, một số trường hợp sỏi gan nằm ở vị trí khó như nằm rải rác sâu trong nhu mô gan không thể Nội soi lấy sỏi được sẽ được điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật cắt một phần gan.

Những trường hợp mắc sỏi gan nhưng chưa có triệu chứng do sỏi nhỏ (kích thước dưới 5 mm) thì thường được chỉ định theo dõi vì sỏi có thể di chuyển theo dòng chảy của dịch mật lọt xuống dưới.

Chế độ ăn uống và lối sống trong điều trị sỏi đường mật trong gan

Sỏi gan khó điều trị bởi thế, chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh đóng vai trò không nhỏ trong phòng ngừa nguy cơ tái phát sỏi và hạn chế tối đa những biến chứng do sỏi gây ra.

Về chế độ ăn uống – sinh hoạt phù hợp cho người mắc sỏi gan cần lưu ý những điều sau:

  • Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo (đồ ăn chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, thịt mỡ, phủ tạng động vật, sữa béo,…).
  • Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh trong rau xanh, hoa quả tươi, chất béo tốt (dầu thực vật, quả bơ, chất béo từ cá), các loại thịt nạc, thịt trắng,…
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần để dự phòng nguy cơ nhiễm khuẩn đường mật do ký sinh trùng đường ruột xâm nhập vào đường mật.
  • Tập luyện thể thao thường xuyên không chỉ tăng cường sức khỏe, độ dẻo dai mà còn giúp dịch mật lưu thông dễ dàng hơn. Vì thế, hãy chú ý tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày với các môn như đi bộ, đạp xe, yoga,...

Sỏi đường mật trong gan là căn bệnh về gan khá nguy hiểm. Nắm bắt được thông tin sẽ giúp mọi người phòng bệnh và phát hiện bệnh nhanh chóng. Rất nhiều trường hợp được chữa khỏi hoàn toàn