Mục lục:

Sự thay đổi của bà bầu tuần 32 mẹ bầu cần biết

Bà bầu mang thai tuần 32 bắt đầu xuất hiện các cơn gò sinh lý với tần suất nhiều hơn, nặng hơn. Thai nhi phát triển to gây ra không ít khó chịu cho bà bầu tuần 32, chẳng hạn như chán ăn, táo bón, kích ứng da.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Mang thai tuần 32 có gì đặc biệt?

Bà bầu Mang thai tuần 32 nên khám thai định kỳ hai lần mỗi tuần trước khi đến tháng cuối cùng của thai kỳ. Triệu chứng điển hình của bà bầu trong giai đoạn này là đau lưng và chuột rút ở chân. Ngoài ra, một vài trường hợp có hiện tượng rỉ ra sữa non từ ngực (dưới dạng chất lỏng màu vàng nhạt, hơi dính).

Em bé 32 tuần tuổi nặng khoảng gần 1,8 kg và to cỡ trái dưa lưới. Lúc này, trong tử cung của mẹ không còn nhiều khoảng trống, nhưng vẫn đủ để em bé có thể chuyển mình và cử động tự do, song không thể mạnh mẽ như các tuần trước đó. Mang thai 32 tuần em bé đạp nhiều cho thấy bé trong bụng mẹ đang vào giai đoạn cuối cùng, chuẩn bị chào đời.

2. Cơ thể bà bầu tuần 32 thay đổi như thế nào?

2.1. Sự xuất hiện cơn gò Braxton Hicks

Khi mang thai đến tuần 32, cơ thể người mẹ bắt đầu có sự thay đổi để chuẩn bị cho ngày dự sinh, một trong những dấu hiệu thay đổi này là cơn gò Braxton Hicks, hay còn gọi là cơn gò chuyển dạ giả. Cơn gò Braxton Hicks được xem là sự khởi động trước khi cơn gò chuyển dạ thật sự diễn ra.Theo đó, thai phụ cảm thấy tử cung như bị thắt chặt hoặc cứng lại bất thường kể từ giai đoạn giữa của thai kỳ. Càng về sau, những cơn gò tử cung càng có xu hướng tăng dần cả về tần suất lẫn mức độ đau. Biểu hiện này thường xuất hiện sớm hơn với cường độ mạnh hơn đối với những phụ nữ đã từng mang thai trước đó.

Khi cơn gò Braxton Hicks xuất hiện, thai phụ có cảm giác như bị thắt chặt bắt đầu từ đỉnh tử cung, sau đó lan dần xuống dưới, kéo dài từ 15 đến 30 giây (đôi khi đến hơn hai phút).

Vậy làm thế nào để phân biệt cơn gò chuyển dạ giả với cơn gò chuyển dạ thật sự?

Nếu là cơn gò sinh lý, dấu hiệu co thắt tử cung sẽ dừng lại nếu người mẹ thay đổi tư thế. Vì vậy, ngay khi nhận thấy sự xuất hiện của cơn co thắt tử cung, thai phụ nếu đang nằm hoặc ngồi thì cần cố gắng đứng dậy (và ngược lại), để xem tình trạng co thắt có thuyên giảm không. Trường hợp thật sự gặp phải cơn gò chuyển dạ, triệu chứng co thắt tử cung sẽ ngày càng mạnh, đều đặn hơn và không thể cải thiện ngay cả khi người mẹ thay đổi tư thế. Trong tình huống này, thai phụ nên nhập viện càng sớm càng tốt.

2.2. Tử cung phát triển to hơn

Tử cung bà bầu tuần 32 đã phát triển khá lớn, vượt qua phần dạ dày. Do đó, khi thai Nhi vẫy vùng trong bụng mẹ, có thể vô tình đạp vào các cơ quan xung quanh và gây ra không ít khó chịu cho người mẹ. Bào thai to ra có khả năng dẫn đến các triệu chứng như rò rỉ nước tiểu, ợ nóng, buồn nôn và khó thở với mức độ tương đối nặng hơn so với các tuần trước đó. Điều này cũng khiến cho bà bầu tuần 32 chán ăn, đôi khi không thể ăn uống được, dễ bị yếu đi, thậm chí Ngất xỉu.

3. Những triệu chứng ở bà bầu mang thai tuần 32 Sự thay đổi của bà bầu tuần 32 mẹ bầu cần biết - ảnh 1

Để khắc phục, bà bầu tuần 32 nên tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên mỗi ngày

3.1. Chán ăn

Triệu chứng chán ăn cũng như thèm ăn là kết quả do sự thay đổi hormone hCG khi mang thai. Lượng hormone này tăng gấp đôi sau vài ngày, liên tục trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ, sau đó giảm dần. Tuy nhiên, tác động của hCG sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của sản phụ trong suốt cả quá trình mang thai.

3.2. Táo bón

Sự phát triển của tử cung ảnh hưởng đến hoạt động của ruột và hệ bài tiết, khiến cho cơ quan này hoạt động chậm lại và nhu động trở nên không đều, hậu quả dẫn đến táo bón. Để khắc phục, bà bầu tuần 32 nên tập thể dục thường xuyên (các bài tập phù hợp như đi bộ, yoga trước khi sinh) và uống đủ nước mỗi ngày.

3.3. Chuột rút ở chân

Chuột rút là triệu chứng hay gặp ở bà bầu tuần 32. Triệu chứng này thường gặp hơn về đêm, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ. Nguyên nhân gây ra chuột rút ở bà bầu có thể là do Thiếu Canxi và magiê trong chế độ ăn uống hàng ngày.

3.4. Chóng mặt, Ngất xỉu

Khi mang thai, một phần thể tích máu của người mẹ được truyền cho thai nhi, dẫn đến tình trạng người mẹ bị hạ huyết áp và không đủ lưu lượng máu đến não. Hậu quả gây ra hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.

3.5. Bệnh trĩ

Áp lực gây ra từ sự phát triển của tử cung tăng lên khá cao trong tuần mang thai thứ 32. Hơn nữa, lưu lượng máu đến vùng xương chậu tăng lên, khiến cho các tĩnh mạch ở thành trực tràng bị sưng, phồng lên và gây ngứa, thậm chí gây ra bệnh trĩ, nhất là với những thai phụ bị Táo bón lâu ngày.

3.6. Sữa bị rò rỉ

Bà bầu tuần 32 có nguy cơ gặp phải tình trạng rò rỉ sữa non khi phần ngực phát triển ngày càng to vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Sữa non có màu vàng nhạt, là tiền chất của sữa mẹ, có chứa nhiều protein và kháng thể cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Nếu tình trạng chảy sữa gây ra nhiều trở ngại, thai phụ nên cân nhắc sử dụng miếng lót thấm sữa.

3.7. Ngứa da

Ngứa và kích ứng da là vấn đề phổ biến đối với phụ nữ mang thai tuần 32. Khi thai nhi trong bụng ngày càng to, phần da bụng của thai phụ ngày càng căng giãn ra tương ứng. Điều này khiến cho da bụng thiếu đi độ ẩm, trở nên khô cứng và dễ dẫn đến ngứa, khó chịu. Mặt khác, phần mông của thai phụ cũng có thể bị Ngứa nếu cơ quan này cũng tăng kích thước theo vòng bụng.

4. Lời khuyên cho bà bầu tuần 32 Sự thay đổi của bà bầu tuần 32 mẹ bầu cần biết - ảnh 2

Bà bầu trong giai đoạn này cần hạn chế căng thẳng để tránh ảnh hưởng không tốt cho cả thai nhi

4.1. Hạn chế căng thẳng

Bụng thai phụ phát triển to có thể để lại vết rạn sau sinh. Đôi khi điều này lại khiến cho nhiều người mẹ cảm thấy lo lắng, căng thẳng. Bên cạnh đó, khi mang thai đến tuần 32, bà bầu có thể cảm thấy lo sợ khi sắp phải lâm bồn.

Tình trạng căng thẳng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Do đó, người thân nên hỗ trợ sản phụ giảm đi những căng thẳng có thể xảy ra hàng ngày.

4.2. Tìm hiểu dấu hiệu chuyển dạ sớm

Bà bầu mang thai tuần 32 có thể gặp phải những triệu chứng báo hiệu chuyển dạ sớm. Như vậy, thai phụ nên trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết về chuyển dạ sớm và các dấu hiệu cần nhập viện, chẳng hạn như vỡ ối, chuột rút nặng, chảy máu âm đạo, tiêu chảy nghiêm trọng và cơn co thắt tử cung bất thường.

4.3. Ăn uống đầy đủ

Bà bầu tuần 32 có thể không cảm thấy đói do tử cung phát triển lớn, gây chèn ép dạ dày, làm mất đi cảm giác thèm ăn. Do đó, trong tuần thai thứ 32, sản phụ nên chủ động ăn uống đầy đủ, có thể bổ sung thêm các bữa ăn nhẹ, thay vì chỉ dùng các bữa chính.

4.4. Uống đủ nước

Thai nhi 32 tuần tuổi đã phát triển khá lớn. Người mẹ lúc này không chỉ ăn và uống cho hai người, mà còn chịu trách nhiệm cho vấn đề bài tiết của thai nhi. Việc tăng cường uống nước giúp làm tăng thể tích tuần hoàn, cải thiện lưu thông máu, hạn chế táo bón, hòa tan và loại bỏ các chất thải qua hệ bài tiết.

4.5. Giữ ẩm cho da

Khô da khiến cho nhiều phụ nữ mang thai tuần 32 cảm thấy khó chịu. Do đó, bà bầu trong tuần thai này nên chú trọng giữ ẩm thường xuyên:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa thuốc nhuộm hoặc nước hoa (để tránh gây kích ứng da);
  • Mặc quần áo rộng, nhẹ (để da có thể hô hấp);
  • Dùng chất tẩy rửa dịu nhẹ không chứa chất gây kích ứng.

4.6. Tăng cường sức khỏe xương chậu

Xương chậu là bộ phận rất quan trọng để quá trình mang thai và sinh nở diễn ra suôn sẻ. Những bài tập nghiêng xương chậu giúp tăng cường sức khỏe cơ bụng, làm dịu cơn đau lưng khi mang thai, hỗ trợ chuyển dạ và sinh nở dễ dàng hơn.

Tham khảo thông tin chuyên môn tại: webmd.com

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung