1. Tắc ruột do giun là gì?
Tắc ruột là một trong những chuyển động của ống tiêu hóa bị suy giảm, làm tắc thức ăn. Ngoài ra đây là một cấp cứu ngoại khoa, chỉ đứng thứ hai sau viêm ruột thừa, có nhiều nguyên nhân gây tắc ruột nhưng trong đó có một nguyên nhân thường hay gặp ở người bệnh đó là tắc ruột do giun.
Nguyên nhân gây ra tắc ruột do giun là do các loại ký sinh trùng này thường không bị lây từ người sang người. Nhưng chúng lại lây lan khi người bệnh tiếp xúc với nước, thức ăn, lối sống vệ sinh bẩn hoặc sống trong môi trường bị ô nhiễm nặng.
2. Đối tượng Nguy cơ mắc bệnh:
- Hiện nay những bệnh liên quan về giun đa số là gặp ở trẻ em vì chúng đang trong độ tuổi chơi đùa, dễ bị lẩm bẩn làm cho giun dễ ký sinh vào người để sinh sống
- Thời tiết khí hậu ẩm như ở nước ta thì giun dễ dàng sống và phát triển nhanh và sẽ khiến con người ta mắc phải.
3. Dấu hiệu nhận biết tắc ruột do giun:
- Khi bị tắc ruột do giun, người bệnh sẽ bị đau bụng đầu tiên, cơn đau quặn thắt, và tăng dần, ngoài ra bụng có thể bị đầy hơi khó chịu
- Tắc ruột do giun làm bạn có thể trong tình trạng kiệt sức và mệt mỏi triền miên
- Có triệu chứng nôn hoặc nôn ra giun
- Tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân, khi bị nhiễm giun chất Dinh dưỡng bạn sẽ nhận được ít hơn vì giun sẽ lấy đi
- Khám sẽ nhìn thấy thành bụng căng tức, vùng bụng sẽ bị kích thích phúc mạc, nhu động ruột giảm
- Rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ bị tiêu chảy, hoặc táo bón
Sau khi để bệnh lâu ngày người bệnh sẽ bị rối loạn nước điện giải và vô niệu, gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu để lâu tình trạng kéo dài ngày sẽ phức tạp như, lồng ruột, xoắn ruột, chảy máu, dẫn đến Hoại tử ruột. Khi đó bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ đoạn ruột bị hoại tử.
4. Hậu quả tắc ruột do giun
- Tắc Nghẽn ruột kéo dài có thể trở lên phức tạp với lồng ruột, xoắn ruột, xuất huyết hoặc Hoại tử ruột, thậm chí là thủng ruột.
- Khi có dấu hiệu hoại tử ruột bắt buộc là cắt bỏ đoạn ruột hoại tử.
5. Chẩn đoán tắc ruột do giun
Bác sĩ sẽ thực hiện bằng phương pháp quan sát trứng giun bằng cách kiểm tra trực tiếp phân. Những con cái trưởng thành cũng có thể được tìm thấy trong phân khi bệnh nhân đi đại tiện. Ngoài ra, trường hợp ở nam giới, không có trứng trong phân, nhưng tìm thấy các bằng chứng về việc nhiễm ký sinh trùng trong ruột trên phim Xquang.
Đối với trường hợp khi giun chui vào các khoảng trống trong cơ thể, các cơ quan ống dẫn và các khoang của cơ thể người, chúng di chuyển vào ống mật, khoang mũi, tai, và một số bộ phận khác sẽ gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Đối với việc giun xâm nhập vào dạ dày di chuyển ra bên ngoài ruột thì chúng có thể được giải quyết bằng thuốc và có thể là phẫu thuật.
Một số lượng giun quá lớn trong ruột gây xoắn ruột, tắc ruột, cũng có thể được chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết.
Chụp X-quang, cộng hưởng từ, cắt lớp sẽ cho thấy được mức nước và hình ảnh giun trong các quai giãn ruột.
Siêu âm bụng cũng cho thấy quai ruột giãn, thành giày hơn và cho thấy số lượng giun gây tắc ruột.
Ngoài ra chúng ta có thể Xét nghiệm công thức máu để nhìn thấy lượng bạch cầu tăng trong cơ thể. Tỷ lệ bạch cầu axit Eosinophil tăng thường là bị nhiễm ký sinh trùng.
6. Cách xử trí tắc ruột do giun
Đối với trường hợp nhẹ bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng sinh, tiêu diệt giun và bồi nước điện giải phù hợp. Sau đó sử dụng thuốc làm tăng tiết chất lỏng bao quanh và chia cắt búi giun vào trong dạ dày, thông qua ống thông mũi dạ dày để điều trị tắc Nghẽn ruột một phần.
Đối với những trường hợp nặng bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Sau khi kiểm tra, nếu nhìn thấy ruột có bằng chứng hay dấu hiệu hoại tử nào, thì điều cần thiết và bắt buộc là cắt bỏ ruột.
7. Các biện pháp phòng tránh tắc ruột do giun
Bệnh giun, sán là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới chúng gây ra rất nhiều biến chứng, phần lớn người bị bệnh liên quan đến giun là do thói quen sinh hoạt, vệ sinh kém thiếu ý thức nên mới gây ra hậu quả. Vì thế, mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như cho mọi người xung quanh một cách tốt hơn và hiểu rõ phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Các biện pháp phòng tránh để hạn chế căn bệnh này bao gồm:
- Thường xuyên ăn chín uống sôi
- Hạn chế ăn các loại rau sống, và không ăn tái sống các loại thịt..
- Không dùng phân tươi để bón rau củ quả
- Cần có các biện pháp tốt để xử lý phân, rác thải một cách hợp lý
- Rửa tay bằng nước sát khuẩn trước khi ăn, và sau khi đi vệ sinh và chăm sóc trẻ
- Vệ sinh xung quanh môi trường mình sống và cá nhân thật tốt.
- Nên sử dụng thuốc tẩy giun sán định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để có hiệu quả cao trong việc phòng bệnh.