Thuốc Fexophar 60mg: Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng, Dị Ứng Da, Mày Đay

Thuốc Fexophar 60mg điều trị hiệu quả viêm mũi dị ứng, dị ứng da và mày đay, dễ sử dụng và tiện lợi.

.

Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Fexophar 60mg TV. Pharm là giải pháp hiệu quả cho những ai gặp phải các triệu chứng viêm mũi dị ứng, dị ứng da, và nổi mày đay. Với công thức chuyên biệt, sản phẩm giúp giảm nhanh các phản ứng dị ứng, mang lại sự thoải mái cho người sử dụng. Được đóng gói tiện lợi với 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên, Fexophar là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai cần cải thiện tình trạng dị ứng một cách nhanh chóng và an toàn.

Thành phần của Thuốc Fexophar 60mg

Thông tin thành phần Hàm lượng
Fexofenadin Hydroclorid60mg

Công dụng của Thuốc Fexophar 60mg

Chỉ định

Thuốc Fexophar chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

  • Điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng: Sổ mũi, hắt hơi, viêm họng (ngứa và đỏ cổ họng).

  • Dị ứng da, nổi mày đay.

Thuốc Fexophar 60mg: Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng, Dị Ứng Da, Mày Đay - ảnh 1

Dược lực học

Nhóm dược lý: Kháng histamin thế hệ 2, đối kháng thụ thể H1.

Fexofenadine có tác dụng kháng histamin chọn lọc trên thụ thể H1. Không có tác dụng kháng cholinergic hay adrenergic.

Dược động học

  • Hấp thu: Thuốc hấp thu nhanh sau khi uống, đạt nồng độ tối đa trong máu sau 2 - 3 giờ.
  • Phân bố: Thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 60 - 70%.
  • Chuyển hóa: Khoảng 5% Fexofenadine bị chuyển hóa trong cơ thể.

Thải trừ: Thời gian bán thải trừ của thuốc là 14,4 giờ, thuốc chủ yếu đào thải qua phân 80%, qua nước tiểu 11%.

Cách dùng Thuốc Fexophar 60mg

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống, sau khi ăn.

Liều dùng

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần.

Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Ngày uống 1 viên.

Đối với người suy thận:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Ngày 1 viên.

  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Dạng phân liều không thích hợp.

Suy gan: Không cần chỉnh liều ở người bị suy gan.

Thuốc Fexophar 60mg: Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng, Dị Ứng Da, Mày Đay - ảnh 2

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Triệu chứng:

Thông tin còn hạn chế nhưng đã có báo cáo: Buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng.

Không có thuốc giải độc đặc hiệu, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc thường gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như:

Các tác dụng giống như nhóm antihistamin không gây ngủ.

Tác dụng ngoại ý phổ biến nhất của nhóm antihistamin gây ngủ là tác dụng lên thần kinh trung ương, với nhiều tác dụng khác nhau từ buồn ngủ nhẹ đến ngủ sâu, uể oải, chóng mặt. (Mặc dù sự kích thích ngược lại có thể xảy ra, đặc biệt ở liều cao và trẻ em hoặc người lớn tuổi). Những tác dụng gây ngủ này thường biến mất sau vài ngày dùng thuốc. Nhóm antihistamin không gây ngủ gây ít hoặc ko gây buồn ngủ.

Tác dụng ngoại ý phổ biến khác của nhóm gây ngủ là nhức đầu, làm giảm khả năng vận động. Tác dụng kháng thụ thể muscarinic như khô miệng, nhìn mờ, bài tiết khó khăn, táo bón, tăng trào ngược dạ dày. Thuận lợi chính của nhóm không gây ngủ là có rất ít hoặc không có tác dụng kháng muscarinic.

Tác dụng ngoại ý không thường xuyên lên dạ dày ruột bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau thượng vị.

Tim đập nhanh và loạn nhịp tim thỉnh thoảng xảy ra với hầu hết các antihistamin.

Antihistamin có thể gây các phản ứng quá mẫn như co thắt phế quản, phù mạch, sốc phản vệ và nhạy cảm chéo với các thuốc liên quan.

Những tác dụng ngoại ý khác cũng được báo cáo khi dùng antihistamin bao gồm co giật, đổ mồ hôi, chứng đau cơ, hội chứng ngoại tháp, sự run, khó ngủ, trầm cảm, rụng tóc, ù tai, hạ huyết áp. Rối loạn huyết học ít gặp, bao gồm mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu.

Quá liều antihistamin gây ngủ kết hợp với kháng thụ thể muscarinic, hội chứng ngoại tháp, và tác động lên thần kinh trung ương. Kích thích thần kinh trung ương mạnh hơn là ức chế, đặc biệt là ở trẻ em và người lớn tuổi, gây ra sự mất điều hòa, hưng phấn, run, ảo giác, co giật. Tăng thân nhiệt bất thường gây nguy hiểm có thể xảy ra. Ở người lớn, tác dụng ức chế thần kinh trung ương phổ biến hơn với tình trạng ngủ gà, co giật, hôn mê, tiến triển với suy đường hô hấp và trụy tim mạch. Với nhóm antihistamin không gây ngủ, tác dụng kháng muscarinic kém hơn.

Loạn nhịp tim: Một người đàn ông 67 tuổi bị ngất sau khi uống Fexofenadin 180mg hàng ngày sau 2 tháng. ECG cho thấy sự kéo dài bất thường khoảng cách sóng QT, khoảng cách rút ngắn ngay khi ngưng dùng fexofenadin, tuy vậy khoảng cách vẫn có khuynh hướng kéo dài ra dù ngưng quá trình trị liệu. Dù vậy, sự tái cảm vẫn dương tính. Nhà sản xuất đã cảnh báo bệnh nhân có nguy cơ phát triển loạn nhịp trước khi dùng thuốc.

Tác động lên ECG của fexofenadin đã được nghiên cứu trên những đối tượng bình thường và chỉ định đến liều 480mg ngày (gấp 4 lần liều khuyến cáo cho viêm mũi dị ứng theo mùa) đã không kéo dài khoảng cách sóng QT.

Cho con bú: Không có tác dụng ngoại ý nào được mô tả trên trẻ sơ sinh còn bú sữa mẹ khi người mẹ dùng fexofenadin, Viện hàn lâm Mỹ về nhi học xét rằng fexofenadin tương hợp với phụ nữ cho con bú.

Bảo quản

Bảo quản nơi khô, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng.

Dị ứng và các bệnh về miễn dịch đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm bắt được đầy đủ thông tin về nhóm bệnh này. Thực tế, số lượng ca mắc các bệnh liên quan đến dị ứng và rối loạn miễn dịch có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Dị ứng

Khoảng 25% dân số toàn cầu mắc ít nhất một bệnh dị ứng, và con số này đang có xu hướng gia tăng. Thông thường, khi nhắc đến dị ứng, người ta thường nghĩ ngay đến các triệu chứng như mề đay, ngứa, hắt hơi, sổ mũi hay chảy nước mắt. Tuy nhiên, những biểu hiện này chỉ là một phần trong số các triệu chứng của các bệnh dị ứng.

Miễn dịch

Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, ở một số người, hệ thống này lại hoạt động bất thường, dẫn đến việc tấn công các tế bào khỏe mạnh của chính cơ thể, tạo ra các bệnh lý tự miễn dịch.

Bệnh tự miễn là nhóm bệnh khá phổ biến, với hơn 180 loại khác nhau, ảnh hưởng đến khoảng 5-8% dân số. Tùy theo diện tổn thương, bệnh tự miễn được phân thành hai nhóm chính. Một là các bệnh tự miễn dịch hệ thống, như lupus ban đỏ hệ thống và xơ cứng bì hệ thống. Hai là các bệnh tự miễn dịch đặc hiệu cơ quan, chẳng hạn như viêm tuyến giáp tự miễn và viêm gan tự miễn.

Gợi ý địa chỉ khám chữa bệnh Dị ứng - Miễn dịch uy tín tại Hà Nội

Bệnh Dị ứng - Miễn dịch là vấn đề sức khỏe phức tạp, không thể tự chẩn đoán hay điều trị mà không có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa. Để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả, việc thăm khám với bác sĩ là điều cần thiết. Trường hợp tự ý sử dụng thuốc bôi, thuốc uống mà không có chỉ định từ bác sĩ có thể khiến tình trạng bệnh không chỉ không thuyên giảm mà còn nghiêm trọng hơn.

1. Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Nhà A2, A4 tầng 2 khu A - số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lam sàng - Bệnh viện Bạch Mai hiện đang giữ vị trí tiên phong trong lĩnh vực này tại một bệnh viện lớn và lâu năm, được xem là đầu ngành tại Việt Nam. Hằng ngày, trung tâm tiếp nhận từ 70 đến 100 bệnh nhân điều trị nội trú, trong khi hàng ngàn người tìm đến khám và chữa trị mỗi năm. 

Nhiều bệnh nhân mắc các căn bệnh nặng như dị ứng thuốc (sốc phản vệ, AGEP, DRESS, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell), hen phế quản nghiêm trọng, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh mô liên kết hỗn hợp, xơ cứng bì hệ thống, đều được chữa trị thành công. Trung tâm cũng áp dụng các phương pháp điều trị tiên tiến như giảm mẫn cảm nhanh, pulse therapy với glucocorticoid và cyclophosphamid.

Đây cũng là nơi làm việc của những chuyên gia hàng đầu trong ngành Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, nổi bật với:

  • PGS. TS Nguyễn Văn Đoàn

  • TS Phạm Huy Thông

2. Phòng khám số 1 - Bệnh viện đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Phòng khám số 1, hay còn gọi là Trung tâm Y khoa số 1, là một cơ sở khám chữa bệnh chuyên sâu thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đây là một mô hình phòng khám theo yêu cầu tương tự như tại các bệnh viện lớn như Nhi Trung ương, Bạch Mai. Các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu từ các bệnh viện uy tín như Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội, và Viện Nhi sẽ có lịch khám tại đây vào những ngày cố định mỗi tuần.

Phòng khám đặc biệt chú trọng vào các nhóm bệnh dị ứng và miễn dịch lâm sàng, thu hút ngày càng nhiều bệnh nhân nhờ vào uy tín và chất lượng của đội ngũ bác sĩ. Một số chuyên gia tiêu biểu tại đây bao gồm:

  • PGS.TS Nguyễn Thị Vân, nguyên Phó khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai

  • PGS.TS Hoàng Thị Lâm, Phó trưởng Bộ môn Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Đại học Y Hà Nội

3. Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec

  • Địa chỉ: số 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

  • Hotline:

Bệnh viện Vinmec được xây dựng và hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế, với cơ sở hạ tầng hiện đại, dịch vụ chuyên nghiệp và thiết bị y tế chất lượng cao. Đội ngũ bác sĩ tại đây đều là những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực chuyên môn. Nếu chi phí không phải là vấn đề quá lớn, bệnh nhân có thể lựa chọn Vinmec để nhận sự chăm sóc và điều trị tốt nhất.

Đối với các bệnh liên quan đến dị ứng và miễn dịch, bệnh nhân sẽ được khám và điều trị tại khoa Nội tổng hợp của bệnh viện. Vinmec nổi bật với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, trong đó, PGS.TS Phan Quang Đoàn là bác sĩ chính phụ trách khám và điều trị các bệnh này.

PGS.TS Phan Quang Đoàn có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc điều trị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh lý dị ứng tự miễn tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Ông cũng là tác giả và chủ biên của gần 60 bài báo khoa học đã được đăng trên các tạp chí y học uy tín. Bên cạnh đó, PGS Đoàn còn là tác giả của các cuốn sách chuyên ngành nổi bật như:

  • "Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng" (dành cho bác sĩ và học viên sau đại học – Nxb Giáo dục)

  • "Các bệnh dị ứng và tự miễn thường gặp" (Nxb Y học).

4. Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp - Bệnh viện Nhi Trung ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Nhi Trung ương chuyên khám và điều trị cho trẻ em dưới 15 tuổi, đồng thời là cơ sở tiên phong trong nghiên cứu các vấn đề dị ứng miễn dịch tại Việt Nam. Hằng năm, khoa dị ứng miễn dịch phối hợp cùng bệnh viện, Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai và các chuyên gia quốc tế từ Hội Hen Dị ứng Miễn dịch Nhi khoa Châu Á Thái Bình Dương (APAPARI) tổ chức các hội thảo chuyên sâu, cập nhật các tiến bộ trong lĩnh vực dị ứng miễn dịch nhi khoa.

Khoa dị ứng miễn dịch hiện sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm với 19 thành viên, bao gồm những chuyên gia hàng đầu như PGS. TS Lê Thị Minh Hương và PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, những người có đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu và điều trị các bệnh lý dị ứng, miễn dịch ở trẻ em.

5. Bệnh viện đa khoa Đông Đô

  • Địa chỉ: Số 5 phố Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

  • Hotline:

Bệnh viện Đông Đô là một trong những cơ sở y tế tư nhân nổi bật tại Hà Nội, được người dân tin tưởng lựa chọn. Chi phí điều trị tại đây khá hợp lý, phù hợp với mức chung của các bệnh viện tư nhân trong khu vực.

Bệnh viện nổi bật với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, bao gồm các chuyên gia đầu ngành, nhiều người trong số họ có kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội, Việt Đức. Tuy nhiên, lịch khám của các bác sĩ hàng đầu vẫn chưa hoàn toàn cố định, thường chỉ có lịch khám vào một vài ngày trong tuần.

Đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý dị ứng miễn dịch, hiện nay có thể đăng ký khám với PGS.TS Nguyễn Thị Vân, bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm:

  • Nguyên Phó khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng tại Bệnh viện Bạch Mai

  • Bác sĩ tại Phòng khám số 1, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Giảng viên Bộ môn Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng tại Trường Đại học Y Hà Nội.

6. Khoa Hô hấp - Dị ứng - Bệnh viện Hữu Nghị

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Khoa Hô hấp và Dị ứng - Bệnh viện Hữu Nghị chuyên cung cấp dịch vụ thăm khám cho bệnh nhân gặp phải các vấn đề dị ứng. Đây là nơi thực hiện các chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về Hô hấp và Dị ứng cho cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú.

Khoa áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và thăm dò chức năng, bao gồm đo chức năng hô hấp, test phục hồi phế quản, phản ứng phân hủy mastocyte để chẩn đoán dị ứng thuốc, nội soi phế quản, sinh thiết xuyên thành ngực, và nhiều kỹ thuật khác.

Để nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, Khoa Hô hấp và Dị ứng đã triển khai các kỹ thuật chuyên sâu mà trước đây phải gửi đến các bệnh viện khác. Những kỹ thuật này bao gồm các phương pháp như phản ứng phân hủy mastocyte để chẩn đoán dị ứng thuốc và Prick test với các dị nguyên và thuốc.

Khoa hiện có đội ngũ bác sĩ giỏi như Bác sĩ CKII Nguyễn Trường Sơn và Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, mang đến sự chăm sóc tận tâm và chất lượng cao cho bệnh nhân.

7. Phòng khám đa khoa Vietlife

  • Địa chỉ: số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Hotline:

Với không gian rộng rãi, hiện đại, phòng khám Vietlife tự hào sở hữu cơ sở hạ tầng khang trang và đầy đủ trang thiết bị tiên tiến, trong đó bao gồm các máy móc hiện đại hàng đầu khu vực mà nhiều cơ sở khác chưa trang bị được.

Khoa Nội tại phòng khám chuyên đảm nhận nhóm bệnh dị ứng miễn dịch, với bác sĩ Đỗ Trương Thanh Lan là người trực tiếp khám và điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bác sĩ không có lịch khám hàng ngày, vì vậy để đảm bảo chắc chắn, bệnh nhân nên liên hệ trước để đặt lịch.

Thông tin về bác sĩ Đỗ Trương Thanh Lan:

  • Nguyên Phó trưởng bộ môn Dị ứng miễn dịch lâm sàng tại Đại học Y Hà Nội.

  • Bác sĩ tại khoa Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai.

  • Tham gia biên soạn sách đào tạo bác sĩ đa khoa: Nội bệnh lý - Phần Dị ứng - miễn dịch - lâm sàng.

  • Tài liệu về bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.

  • Nghiên cứu tình hình dị ứng thuốc tại Việt Nam và các biện pháp can thiệp (tham gia đề tài).

  • Tư vấn về dị ứng trên VnExpress.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Đoàn

  • Số 42, 44 P. Nghĩa Dũng, Phúc xá, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
  • Dị ứng - Miễn dịch
  • 299.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Văn Khánh

  • Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, số 99 đường Tân Mai, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội
  • Dị ứng - Miễn dịch
  • 350.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh

  • Số 458 Phố Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Dị ứng - Miễn dịch

Bác sĩ CKII Đỗ Trương Thanh Lan

  • 14 Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
  • Dị ứng - Miễn dịch
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Đặt lịch khám nhanh