Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Tiêm phòng viêm gan B nhắc lại khi nào?

15/10/2021
Tiêm phòng viêm gan B nhắc lại khi nào?

Bộ Y tế Việt Nam khuyên rằng, trẻ cần tiêm chủng mũi viêm gan B đầu tiên trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và cần tiêm nhắc lại để đảm bảo phòng bệnh. Vậy tiêm phòng viêm gan B nhắc lại khi nào?

Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm gan siêu vi B là một trong những biện pháp phòng bệnh đem lại hiệu quả cao mà chúng ta nên áp dụng. Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì tiêm lại là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi này, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và đã chỉ ra rằng người tiêm vắc-xin sẽ phòng được khoảng 90% nguy cơ mắc bệnh. Lịch tiêm Viêm gan B cho từng đối tượng, cụ thể là:

Trẻ có mẹ không bị nhiễm viêm gan B thì cần tiêm 4 mũi + 1 mũi nhắc lại để đảm bảo phòng ngừa tuyệt đối

  • Mũi sơ sinh (mũi 0): tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
  • Mũi 1: tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi.
  • Mũi 2: tiêm khi trẻ 3 tháng tuổi.
  • Mũi 3: tiêm khi trẻ 4 tháng tuổi.
  • Mũi nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi với vắc-xin 6 trong 1 và cần nên hoàn thành trước khi trẻ đủ 24 tháng tuổi.

Thông thường tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sẽ có hiệu quả tốt nhất trong khoảng thời gian từ 5-10 năm. Chính vì vậy sau khoảng thời gian này gia đình nên cho trẻ đi kiểm tra lại lượng kháng thể HBsAb. Trong trường hợp kháng thể HBsAb

Đối với những trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh cao: gia đình có người mắc bệnh, tiếp xúc với người mắc bệnh nên thường xuyên quan tâm đến vấn đề này. Cần tiêm phòng viêm gan B nhắc lại ngay khi kết quả kháng thể thấp hơn mức cho phép.

Tiêm phòng viêm gan B nhắc lại khi nào? - ảnh 1
Vắc-xin Viêm gan B được tiêm mũi đầu tiên trong vòng 24 giờ đầu sau sinh

Mặt khác, không phải cứ tiêm 3 mũi là nghiễm nhiên trong cơ thể của trẻ sản sinh đủ kháng thể vì hiệu quả của kháng thể còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Chú ý khi tiêm phòng viêm gan B nhắc lại mũi tăng cường cần phải cách mũi đầu tiên khoảng 6 tháng. Không nên tiêm quá gần không đảm bảo được thời gian sản sinh kháng thể cũng như thời gian để Vắc-xin viêm gan B phát huy tác dụng.

Đặc biệt, để việc tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh có hiệu quả tốt chúng ta cũng cần phải chuẩn bị những phương án phòng bệnh. Cụ thể bạn nên:

  • Phòng chống lây nhiễm bệnh viêm gan B qua đường máu, quan hệ Tình dục và từ mẹ sang con.
  • Đảm bảo Dinh dưỡng hàng ngày, tăng cường hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan. Trong bữa ăn cho trẻ nên chú trọng thêm đạm, rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung dưỡng chất cần thiết.
  • Tăng cường hoạt động thể dục thể thao để giúp tinh thần thoải mái, tăng cường hoạt động lọc thải. Nhờ đó mà tăng cường sức khỏe cũng như hoạt động của gan.