1. Các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm vắc-xin Viêm gan B
Vắc-xin ngừa viêm gan B được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động chống lây nhiễm viêm gan B cho trẻ sơ sinh, nhũ Nhi và trẻ đến 19 tuổi. Tiêm Viêm gan B cho trẻ sơ sinh, nhũ nhi và trẻ nhỏ được chỉ định tiêm vào vùng trước bên đùi. Trẻ lớn được tiêm bắp vào vùng cơ delta.
Sau tiêm vắc-xin viêm gan B , có thể gặp phải một số phản ứng sau:
- Rối loạn hệ thống lympho và máu: Gây bệnh lý hạch bạch huyết (hiếm gặp), gây giảm tiểu cầu;
- Rối loạn Dinh dưỡng và chuyển hóa: Mất cảm giác ngon miệng (thường gặp);
- Rối loạn tâm thần: Dễ cáu gắt (thường gặp);
- Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu, ngủ gà (thường gặp) và chóng mặt, rối loạn cảm giác (hiếm gặp), liệt, co giật, viêm não, bệnh về não, bệnh về thần kinh, viêm dây thần kinh;
- Rối loạn tiêu hóa: Gồm các triệu chứng về dạ dày - ruột như buồn nôn và nôn ói, đau bụng, tiêu chảy (thường gặp);
- Rối loạn tổ chức dưới da và da: Gồm phát ban, ngứa, nổi Mày đay (hiếm gặp), phù nề mao mạch thần kinh, lichen hóa, ban đỏ đa hình;
- Rối loạn mô liên kết và cơ xương: Đau cơ và đau khớp (hiếm gặp), viêm khớp, yếu cơ;
- Các rối loạn toàn thân và tại chỗ tiêm: Đau, đỏ tại chỗ tiêm, mệt mỏi, sưng, khó chịu, chai cứng, Sốt (thường gặp) và các biểu hiện giống cúm (hiếm gặp);
- Nhiễm trùng và ký sinh trùng: Viêm màng não;
- Rối loạn hệ thống miễn dịch: Quá mẫn, phản ứng Dị ứng gồm triệu chứng giả sốc và giả bệnh huyết thanh;
- Rối loạn tim mạch: Hạ huyết áp, viêm mạch.
2. Các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm vắc-xin viêm gan B
Vắc-xin ngừa viêm gan B được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa bệnh viêm gan B cho người lớn và trẻ em. Loại vắc-xin này được chỉ định dùng theo đường tiêm bắp.
Một số tác dụng không mong muốn như tiêm viêm gan B bị sưng, tiêm viêm gan B có Sốt không thuộc nhóm phản ứng không muốn có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B :
- Phản ứng tại chỗ: Sưng, đỏ, nóng và đau tại vị trí tiêm. Các triệu chứng này thường tự khỏi trong vòng 2 ngày;
- Hiếm gặp: Sốt trên 38,8 độ C, khó chịu, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, suy nhược, đau cơ, đau khớp, nổi ban đỏ trên da, tăng men transaminase thoáng qua;
- Rất hiếm gặp: Viêm dây thần kinh, viêm dây Thần kinh mắt, liệt mặt, hội chứng Guillain-Barré, làm bệnh Xơ cứng rải rác nặng thêm,... Tuy nhiên, hiện chưa có đủ chứng cứ kết luận về ảnh hưởng của việc tiêm Euvax B với các phản ứng này.
Gia đình cần thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng phụ gặp phải khi được tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B như tiêm viêm gan B bị sưng, sốt, các phản ứng khác,... để được tư vấn, hỗ trợ xử lý kịp thời.
3. Biện pháp phát hiện sớm phản ứng sau tiêm vắc-xin viêm gan B
- Các bậc phụ huynh cần nắm được việc trẻ đã được tiêm vắc-xin viêm gan B;
- Sau tiêm, trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và phụ huynh cần theo dõi sức khỏe của trẻ ít nhất 24 giờ sau tiêm;
- Sau tiêm trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn. Cha mẹ cần chú ý quan tâm hơn tới trẻ, cho trẻ bú khi trẻ thức và không nên nằm cho bé bú;
- Sau tiêm bé có thể gặp phải các phản ứng thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc nhiều,... Các bà mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn, uống nước, chườm mát và theo dõi sức khỏe của bé;
- Đưa bé tới cơ sở y tế nếu các phản ứng kéo dài trên 1 ngày hoặc phản ứng sau tiêm trở nên nghiêm trọng như: Bé sốt cao, quấy khóc kéo dài, khó thở, tím tái, bú ít, bỏ bú,...