Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Cho con bú có tiêm Vắc-xin viêm gan B được không?

15/10/2021
Cho con bú có tiêm Vắc-xin viêm gan B được không?

Virus viêm gan B có khả năng lây truyền qua đường máu, đường tình dục và đường mẹ truyền cho con. Để phòng tránh bệnh thì tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là cần thiết, tuy nhiên cần lựa chọn thời điểm phù hợp và tuân thủ chặt chẽ lịch tiêm để có được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

1. Cho con bú có tiêm Vắc-xin viêm gan B được không?

Theo kết quả khảo sát, Việt Nam là nước có tỷ lệ người bệnh nhiễm virus Viêm gan B rất cao, chiếm khoảng 10-20% dân số. Căn bệnh này có khả năng lây nhiễm rất cao, tuy nhiên biểu hiện ban đầu lại không rõ ràng nên nhiều trường hợp ngay cả người bệnh cũng không biết mình nhiễm bệnh và vô tình lây sang cho người khác.

Hiện nay, để phòng tránh lây truyền Viêm gan B từ mẹ sang con thì tiêm vắc-xin viêm gan B là biện pháp được nhiều người lựa chọn, với thắc mắc “tiêm viêm gan B khi đang cho con bú được không?” thì câu trả lời là có thể, bởi Vắc-xin viêm gan B chỉ chứa các hạt kháng nguyên HBsAg không có khả năng lây nhiễm bệnh và thực tế chưa ghi nhận có ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai và em bé bú mẹ, đặc biệt, phụ nữ Mang thai bị viêm gan B có khả năng lây nhiễm đến thai Nhi rất cao, do đó, loại vắc-xin viêm gan B tái tổ hợp không có chống chỉ định dùng cho người Mang thai hay đang cho con bú.

Lịch tiêm phòng vắc-xin cơ bản thì tùy từng quốc gia và tùy đặc điểm của từng vùng dịch bệnh mà có thể thực hiện vào các tháng 0-1-2 hoặc 0-1-6 (liên quan đến những khuyến cáo về tuổi Tiêm chủng các vắc-xin khác. Trong một số trường hợp cần có hiệu quả bảo vệ nhanh chóng (như bị kim đâm) áp dụng phác đồ tiêm phòng vào các ngày thứ 0-7-21 và tiêm nhắc lại một liều sau mũi đầu tiên tháng.

Cho con bú có tiêm Vắc-xin viêm gan B được không? - ảnh 1
Vắc-xin viêm gan B tái tổ hợp không có chống chỉ định dùng cho người mang thai hay đang cho con bú

2. Đang cho con bú, có cần tiêm nhắc lại vắc-xin viêm gan B không?

Thời điểm tiêm nhắc lại vắc-xin viêm gan B là lúc nồng độ kháng thể xuống thấp hơn 10 IU/ L, đặc biệt ở các đối tượng có nguy cơ. Trường hợp đang cho con bú và đã tiêm 3 mũi vắc-xin viêm gan B theo công thức 0-1-2 thì có thể yên tâm trên 95% là cơ thể đã sinh miễn dịch bảo vệ chống lại tác nhân virus viêm gan B. Vắc-xin cho hiệu lực bảo vệ lâu dài.

Tuy nhiên, một số trường hợp bất thường có thể làm giảm hiệu lực của vắc-xin như người bệnh đã mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường, ung thư, mắc bệnh gây suy giảm miễn dịch, mắc bệnh cần điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.