Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

14/09/2020
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là tình trạng nôn thức ăn hoặc sữa sau khi vừa được ăn hoặc bú mẹ. Tình trạng biểu hiện bệnh ở trẻ sẽ khác nhau và tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Do đó, cha mẹ cần nhận định chính xác triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh để có thể can thiệp kịp thời và xử trí đúng, tránh gây những ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh xảy ra khi thức ăn trào ngược từ dạ dày khiến trẻ bị nôn. Tình trạng bệnh hiếm khi nghiêm trọng và trở nên ít phổ biến khi bé lớn. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không bình thường đối với những trẻ trên 18 tháng.

Ở trẻ sơ sinh, vòng cơ giữa thực quản và dạ dày - cơ thắt thực quản dưới (LES) vẫn chưa hoàn toàn trưởng thành. Điều đó khiến cho dạ dày bị trào ngược. Cơ thắt thực quản dưới (LES) chỉ mở khi trẻ nuốt và sẽ đóng chặt vào những lúc khác.

Các yếu tố góp phần gây nên nguyên nhân trẻ bị trào ngược dạ dày bao gồm:

  • Chế độ ăn hoàn toàn lỏng
  • Trẻ nằm nhiều nên thức ăn ứ tại dạ dày quá lâu
  • Trẻ Sinh non bị trào ngược dạ dày

Đôi khi, trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có thể được gây ra bởi một số ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Trào ngược có đủ acid kích thích và làm hỏng niêm mạc thực quản
  • Hẹp môn vị: Một van giữa dạ dày và ruột non bị thu hẹp ngăn không cho các chất trong dạ dày rỗng vào ruột non.
  • Không dung nạp thực phẩm: Một loạt các protein trong sữa bò là yếu tố phổ biến nhất
  • Viêm thực quản bạch cầu ưu toan
  • Một loại tế bào bạch cầu tích tụ và làm tổn thương niêm mạc thực quản

2. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh không phải là vấn đề lo ngại. Điều bất thường là dạ dày đủ acid để kích thích cổ họng hoặc thực quản và gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.

Trong trường hợp có những triệu chứng bất thường sau, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ

  • Không tăng cân
  • Thường xuyên phun ra mạnh mẽ, khiến các chất trong dạ dày bắn ra khỏi miệng
  • Như chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng
  • Chất nôn có chứa máu hoặc có các thành phần khác có màu giống bã cà phê
  • Có xuất hiện máu ở trong phân
  • Khó thở hoặc Ho mãn tính
  • Kích thích bất thường sau ăn

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh - ảnh 1

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

3.1. Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Bác sĩ sẽ phải kiểm tra thể chất và các triệu chứng của trẻ. Nếu trẻ khoẻ mạnh, phát triển như mong đợi thì việc kiểm tra là không cần thiết. Nhưng nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường cần đề nghị Xét nghiệm để kiểm tra có kết quả chính xác cao.

  • Siêu âm: Xét nghiệm hình ảnh này có thể phát hiện ra các trường hợp hẹp môn vị.
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu có thể giúp xác định hoặc loại trừ nguyên nhân có thể gây ra nôn tái phát và không tăng cân.
  • Theo dõi pH thực quản: Giúp bác sĩ đo được độ acid trong thực quản của trẻ. Bác sĩ sử dụng ống mỏng qua mũi hoặc miệng và đi vào thực quản. Các ống này được gắn vào thiết bị theo dõi độ acid.
  • X-quang: Những hình ảnh này có thể phát hiện bất thường trong được tiêu hoá, chẳng hạn như sự tắc nghẽn. Trẻ sẽ được sử dụng chất lỏng tương phản (barium) giúp cho quá trình theo dõi được rõ ràng hơn.
  • Nội soi đại tràng: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống đặc biệt được trang bị camera ở đầu dò và đưa qua miệng và thực quản, dạ dày và phần đầu tiên của ruột non.

3.2. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh thường tự hết. Bác sĩ sẽ đề nghị cha mẹ nên:

  • Cho trẻ ăn nhỏ hơn và thường xuyên hơn
  • Làm gián đoạn việc cho ăn để em bé có thể ợ được
  • Giữ trẻ đứng thẳng trong 20-30 phút sau khi ăn
  • Loại bỏ các sản phẩm sữa, thịt bò hoặc trứng ra khỏi chế độ ăn. Trong trường hợp trẻ còn bú sữa mẹ, nên kiểm tra xem trẻ có bị Dị ứng hay không
  • Chuyển đổi loại sữa công thức khác cho trẻ
  • Sử dụng núm vú đúng với lứa tuổi của trẻ. Một núm vú quá lớn hoặc quá bé cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình nuốt thức ăn của trẻ.

Sử dụng thuốc để điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh không được khuyến cáo thường xuyên cho trẻ em. Tuy nhiên, có thể vẫn sử dụng phương pháp này cho trẻ có các dấu hiệu như: tăng cân kém, có bằng chứng thực quản bị viêm, bị Hen suyễn mãn tính.... Những loại thuốc này có thể ngăn chặn sự hấp thụ canxi và sắt, đồng thời làm tăng nguy cơ Nhiễm trùng đường ruột và đường hô hấp.

Với những trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản ở mức độ nghiêm trọng như ngăn chặn sự phát triển của trẻ hoặc cản trở hơi thở của trẻ, sẽ phải sử dụng phương pháp phẫu thuật. Cơ thắt thực quản dưới được phẫu thuật để thắt chặt ngăn acid chảy ngược vào thực quản. Tuy nhiên, những trường hợp như này rất hiếm khi xảy ra.

Khi thấy con có dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản, cha mẹ có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

Tổng hợp theo: Vinmec.com